TISCO II (dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên) dừng thi công từ năm 2013 đến nay, khiến tình hình tài chính Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) lâm vào cảnh khó khăn; đặc biệt đời sống công nhân, người lao động bị ảnh hưởng lớn. Đây là vấn đề được TISCO chia sẻ sau khi Báo Người Lao Động có bài viết "Càng "đắp chiếu", càng sa lầy".
Với tổng mức đầu tư 8.100 tỉ đồng, từng được kỳ vọng sẽ là bệ phóng cho "anh cả" ngành thép phát triển. Tuy nhiên, dự án không những không đạt kỳ vọng mà còn là gánh nặng cho TISCO suốt nhiều năm qua. Những sai phạm trong quá trình triển khai dự án đều đã được công bố trong kết luận của Thanh tra Chính phủ; cơ quan điều tra cũng đã khởi tố, bắt giam nhiều cá nhân liên quan.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Minh Hạnh, Phó Tổng Giám đốc TISCO, cho biết kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của TISCO. Từ năm 2011 đến nay, công ty phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để chi cho với tổng số tiền lên tới hơn 1.611 tỉ đồng, trong đó trả gốc và lãi cho các ngân hàng là hơn 1.332 tỉ đồng. Theo hợp đồng vay vốn cho dự án, từ tháng 1-2017 đến hạn trả nợ gốc và lãi, mỗi tháng phải trả cho các ngân hàng khoảng 47 tỉ đồng, do chậm tiến độ nên TISCO chưa có nguồn để trả nợ.
Trong khi đó, ông Vũ Thượng Thư, Chủ tịch Công đoàn TISCO, nhấn mạnh "đắp chiếu" nhiều năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của gần 6.000 lao động. "Việc dừng đã tạo gánh nặng cho công ty, từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Nếu không có những lùm xùm của thì TISCO vẫn sống khỏe. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, về lâu dài, nếu không có để nâng cấp, cải tạo công nghệ thì TISCO cũng khó để phát triển mạnh và cạnh tranh được trên thị trường" - ông Thư nói.
Công nhân Nguyễn Thị Minh (Nhà máy Cán thép Lưu Xá - TISCO) cho biết những năm gần đây, công ty đã rất nỗ lực để ổn định công việc, không nợ lương - thưởng. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những tác động về thu nhập cũng như tư tưởng của công nhân khi giai đoạn II đình trệ nhiều năm. "Khó khăn về tài chính của công ty đã ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động. Chúng tôi luôn mong muốn được giải quyết dứt điểm để yên tâm làm việc, tăng thu nhập" - chị Minh bộc bạch.
Trong diễn biến mới nhất, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trình Chính phủ phương án thoái vốn nhà nước tại TISCO. Giải pháp thoái vốn được kỳ vọng giúp dự án TISCO II tìm kiếm được nguồn đầu tư, thay đổi phương thức quản trị, từ đó có thể giải quyết những vấn đề tồn đọng nhiều năm qua.
Lãnh đạo TISCO cũng khẳng định nếu dự án giai đoạn II sớm được tái khởi động, đi vào sản xuất thì hoàn toàn có thể giải quyết được những vướng mắc, tồn tại đang ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội cho hàng vạn người khu vực phía Nam TP Thái Nguyên, đồng thời tạo thêm việc làm cho khoảng 2.000 lao động.
Lãnh đạo TISCO cũng tiết lộ có một số nhà đầu tư trong nước quan tâm đến dự án của công ty. Phía TISCO đánh giá đây là tín hiệu tốt và cho rằng với vị thế của TISCO trong ngành thép thì việc kêu gọi nhà đầu tư "giải cứu" dự án là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, sự quan tâm của nhà đầu tư chỉ trong một thời gian nhất định vì kinh doanh là phải chuyển động, họ không thể chờ mãi được. Cơ quan quản lý nhà nước cần có các cơ chế đặc thù để thu hút nhà đầu tư, sớm giải quyết những vướng mắc tại dự án.
Là người từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Quốc hội về 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cho rằng song song với việc xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị có sai phạm khi triển khai dự án thì cần có các động thái kịp thời hơn để giải quyết dứt điểm các tồn tại, ổn định sản xuất cho doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực sẽ mở ra cơ hội "tái sinh" cho dự án đã ngừng thi công nhiều năm. Việc chậm xử lý dự án có thể làm mất cơ hội khi có nhà đầu tư quan tâm.
Về phương án bán dự án TISCO II, lãnh đạo TISCO cho rằng không khả thi. Theo đó, dự án này là dự án mở rộng, cải tạo sản xuất giai đoạn II, sau thành công của dự án giai đoạn I năm 2002. Vì vậy trên thực tế, TISCO II không phải là dự án độc lập, nên việc bán là không thể thực hiện. Dự án giai đoạn II vẫn nằm trong tổng thể nhà máy, nhiều hạng mục nâng cấp, cải tạo từ giai đoạn I.
Bài và ảnh: Minh Chiến