Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Teo niêm mạc dạ dày có nguy hiểm?

Bệnh lý viêm dạ dày mạn tính ở giai đoạn cuối bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày.

Tế bào niêm mạc dạ dày mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tuyến môn vị và mô xơ. Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP thường không có triệu chứng nhưng nguy cơ gây ung thư dạ dày là rất cao...

Triệu chứng điển hình

Rất nhiều trường hợp bị teo niêm mạc dạ dày mà người bệnh không chẩn đoán được bởi vì bệnh diễn ra âm thầm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình. Tuy nhiên cần cảnh giác khi thấy những dấu hiệu sau đây: Đau bụng, buồn nôn và nôn; Chán ăn, sụt cân; Thiếu máu, thiếu sắt; Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; Đau tức ngực, tim đập nhanh; Ù tai; Tê bì tay chân; Rối loạn tâm thần (xảy ra khi viêm teo dạ dày tự miễn do thiếu vitamin B12)

Khi thấy có những biểu hiện trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm teo niêm mạc dạ dày.

Viêm teo niêm mạc dạ dày.

Yếu tố nguy cơ

Những người bị nhiễm vi khuẩn H.pylori. Đây là tình trạng phổ biến nhất thế giới và thường gặp ở các nước đông dân và nghèo.

Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn khá hiếm và thường gặp với những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc bị bệnh tiểu đường.

Cả hai dạng viêm teo dạ dày đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Teo niêm mạc dạ dày dễ bị chẩn đoán nhầm

Lớp áo phủ bên trong dạ dày có 2 nhiệm vụ chính: tiết axit để sát khuẩn và tiêu hóa thức ăn, đồng thời che chở bảo vệ dạ dày. Khi bị teo niêm mạc dạ dày, bệnh nhân sẽ có triệu chứng tùy theo chức năng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là viêm loét dạ dày vì hai lý do sau:

Bệnh viêm loét dạ dày cũng có triệu chứng đau bụng và đầy bụng. Nhưng cần chú ý là viêm loét dạ dày sẽ gây đau bụng, ợ chua, chua miệng nhiều hơn bệnh teo niêm mạc dạ dày.

50% trường hợp teo niêm mạc dạ dày có kèm theo viêm dạ dày và việc đánh giá nội soi dạ dày theo phương pháp cũ sẽ khó phát hiện được teo niêm mạc dạ dày mức độ nhẹ và vừa.

Thực phẩm người bệnh dạ dày nên tránh.

Thực phẩm người bệnh dạ dày nên tránh.

Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày

Theo các chuyên gia tiêu hóa, tình trạng viêm teo dạ dày có thể được cải thiện sau khi điều trị bằng Thu*c. Bác sĩ sẽ chỉ định Thu*c kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại Thu*c giảm tiết acid dạ dày và trung hòa acid. Đối với trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm vitamin B12.

Ngoài ra, bệnh nhân nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh viêm teo dạ dày hiệu quả. Cụ thể: Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, rượu bia, nước có gas... Đồng thời kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, đạp xe hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế làm việc quá sức... Những điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi điều trị

Chế độ ăn uống: Ăn uống sinh hoạt điều độ, đúng giờ giấc; Chia nhỏ bữa ăn (4-5 lần/ ngày); Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế đồ béo; Tránh chất kích thích: trà đậm, rượu bia, gia vị.

Không giống với viêm loét dạ dày có tình trạng dư axit nên phải kiêng ăn những đồ có vị chua. Trái ngược lại, đối với bệnh teo niêm mạc dạ dày thì không nên kiêng chua mà còn phải chú ý bổ sung vitamin C vào trong chế độ ăn. Theo các nghiên cứu, vitamin C giúp các tế bào tái tạo làm hồi phục phần nào tình trạng teo niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, việc đưa chất chua và bổ sung vitamin C qua đường ăn uống cho những bệnh nhân bị teo niêm mạc dạ dày phải từ từ và từng ít một vì người bị teo niêm mạc dạ dày rất nhạy cảm với đồ chua, có thể bị đau bụng khi ăn chua nhiều hoặc khi bổ sung vitamin C theo đường uống quá nhiều.

Bệnh nhân không được tự ý dùng các Thu*c chống tiết axit quá nhiều hoặc tự ý tăng liều không theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể làm bệnh teo niêm mạc dạ dày nặng hơn và khó hồi phục.

BS. Nguyễn Phương Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/teo-niem-mac-da-day-co-nguy-hiem-n173550.html)
Từ khóa: mạc dạ dày

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY