Thông thường, một chu trình dưỡng da hoàn chỉnh sẽ bao gồm nhiều bước. Vì thế làn da của chúng ta sẽ vô tình phải tiếp xúc với hoạt chất hàng ngày, dẫn đến sự căng thẳng khiến da rất dễ mẫn cảm và khô tróc.
Skin-fasting là cách giảm thiểu một phần hoặc hoàn toàn thói quen sử dụng mỹ phẩm trong một thời gian nhất định để da có khoảng thở. nếu skin-fasting đúng những thành phần không tốt, da sẽ có thay đổi rõ rệt sau khi thanh lọc.
Cần lưu ý, skin-fasting không phải dừng các sản phẩm dưỡng da một cách đột ngột hoặc ngẫu hứng. Bạn nên hiểu rõ da mình đang ở trong tình trạng nào rồi mới bắt đầu.
- người có da nhạy cảm sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng nhất vì da được nghỉ ngơi và không phải chịu bất kỳ sự bào mòn nào.
- Skin-fasting đặc biệt có lợi cho những người da khô, mất nước hoặc dễ kích ứng hơn bình thường.
- Các chuyên gia cho rằng da mụn hoặc da đang trong điều trị không nên thực hiện skin-fasting, vì quá trình này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Cùng bắt đầu Skin-fasting thôi!
Để bắt đầu skin-fasting, bạn nên phân loại các sản phẩm dựa trên mục đích sử dụng vì mỗi sản phẩm có những tác động khác biệt đối với da. Đôi khi, chúng ta sẽ phải ưu tiên cho những sản phẩm đặc trị thay vì những sản phẩm dưỡng cơ bản. Không nên cùng lúc bỏ tất cả các sản phẩm, nên loại bỏ từ từ để dễ dàng theo dõi hiệu quả
Bạn có thể cân nhắc loại bỏ những sản phẩm chứa các hoạt chất như retinol, aha/bha hoặc vitamin c để da có cơ hội “tự phục hồi". tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng những sản phẩm này theo 1 phác đồ điều trị cụ thể thì không nên ngưng nhé.
Kem chống nắng không phải là sản phẩm cần loại bỏ. bởi ngưng sử dụng kem chống nắng có thể khiến da bạn bị tăng sắc tố đột ngột và khiến da dễ tổn thương hơn.
Tần suất và thời gian cho mỗi đợt skin-fasting phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, tình trạng da và mức độ chăm sóc da hàng ngày của bạn.
Skin-fasting được ví với “kỳ nghỉ lễ" dành cho làn da. vì thế thời điểm cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ dài ngày là thời điểm thích hợp cho da nghỉ ngơi, bởi lúc đó chính bạn cũng đang được thư giãn và thả lỏng.
Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, thậm chí là hàng ngày và trong chu trình dưỡng da hàng ngày, bạn sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng da hoặc chống lão hóa thì nên thực hiện Skin-fasting vào cuối mỗi tháng. Vào những cuối tuần, khi bạn có thời gian ở nhà và không phải đi ra ngoài, bạn có thể tạm không sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng… để da được thở.
Tưởng tượng như chúng ta luôn cần tắm rửa sạch sẽ để có thể nghỉ ngơi và ngủ thật thoải mái vào cuối ngày. Skin-fasting cũng vậy. Việc làm sạch (bao gồm rửa mặt và tẩy da ch*t) là bước quan trọng trước khi bắt đầu Skin-fasting. Việc làm sạch da giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dầu thừa bít tắc trong lỗ chân lông.
Dù Skin-fasting hay không thì việc nạp dưỡng chất vào cơ thể qua đường ăn uống vẫn cực kỳ quan trọng. Việc để cơ thể hấp thụ thêm nhiều dưỡng chất không chỉ giúp tăng sức đề kháng, có lợi cho sức khoẻ mà làn da cũng được “thơm lây", khoẻ từ trong ra ngoài.
Trong thời gian skin-fasting, các chuyên gia khuyến khích bạn ăn thêm nhiều rau xanh, củ quả và một số loại hạt có chứa omega 3,6,9 để chống oxy hóa cho da và cơ thể. đừng quên, skin-fasting cũng phải uống thật nhiều nước đấy nhé.
Hãy nhớ rằng, một làn da đẹp là khi chúng ta có một sức khỏe tốt. vì thế không phải cứ mua nhiều mỹ phẩm, nhiều sản phẩm dưỡng da đắt tiền là da sẽ đẹp, mà chúng ta còn cần chăm sóc sức khoẻ từ bên trong, bao gồm sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Vì thế, trong thời gian Skin-fasting, bạn cũng có thể kết hợp nghỉ ngơi và thư giãn cho cơ thể và đầu óc. Tạm gác công việc sang 1 bên, tắt điện thoại và làm những việc mình yêu thích, tận hưởng khoảng thời gian cá nhân là cách đơn giản nhất giúp bạn được nghỉ ngơi trọn vẹn. Từ đó quá trình Skin-fasting cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Chủ đề liên quan:
chăm sóc da chăm sóc sức khoẻ chống lão hoá chống oxy hóa da nhạy cảm kem chống nắng làn da đẹp lỗ chân lông nghỉ lễ dài nghỉ lễ dài ngày phác đồ điều trị phác đồ điều trị sử dụng kem chống nắng sử dụng mỹ phẩm sức khỏe tốt tăng sức đề kháng tẩy da chết