Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. |
Cơ thể bé gần như đã hình thành khá hoàn thiện. Bàn tay sẽ sớm xòe ra và đóng vào thành nắm đấm, chồi răng nhỏ tiếp tục xuất hiện dưới nướu răng và thêm một số xương cũng dần cứng lại.
Bé đang bận rộn với việc học nuốt và đá chân. Bé sẽ vận động không ngừng, có thể đá, trườn, xoay người… nhưng mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.
Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong 1-2 tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.
Vào tuần thứ 11 thai kỳ, cảm giác ốm nghén của đa số các mẹ bầu sẽ bớt dần đi. Tuy nhiên có thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt chứng táo bón (do những thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm tiêu hóa) và ợ nóng xuất hiện.
Đừng lo lắng nếu triệu chứng buồn nôn khiến bạn chưa ăn được nhiều loại thực phẩm tốt cho thai nhi hoặc nếu bạn chưa tăng cân (trong 3 tháng đầu tiên, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên tăng từ 0.5 kg đến 2 kg). bạn sẽ bắt đầu thèm ăn trở lại và tăng cân khoảng 0.5kg một tuần từ tuần 12.
Trong tuần thai này, mẹ cũng nên tìm hiểu xem triệu chứng nào bạn đang gặp phải là bình thường hoặc nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm. Có lẽ bạn cũng đang tự hỏi: “Liệu tôi có thể tiếp tục tập thể thao?”; “Những loại Thu*c cảm nào an toàn để dùng?”… Mẹ nên gặp chuyên gia để được giải đáp những thắc mắc này chuẩn xác nhất với tình hình thai kỳ của từng bà bầu.
Bạn có thể đã nghe rất nhiều cảnh báo về các loại thực phẩm nguy hiểm trong thai kỳ. Dù có một số đồ ăn có thể gây nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, nhưng phần lớn các thức ăn an toàn cho người bình thường cũng là an toàn cho các thai phụ. Biến chứng mang thai liên quan đến thực phẩm là rất thấp.
Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có thể chứa vi trùng hoặc ký sinh trùng khả năng gây bệnh hoặc gây hại thai nhi như: thịt sống, thịt gia cầm hoặc cá chưa được nấu chín, trứng chưa chín hoặc trứng sống, phô mai mềm chưa được tiệt trùng. không ăn thịt để lâu trong tủ lạnh như: xúc xích, salami, cá hồi hun khói, pate hoặc thịt nguội… trừ khi chúng được đun nóng hoặc hấp chín. và bỏ qua các món salad đã làm quá 2 tiếng, các loại trái cây hoặc rau chưa được rửa sạch.
Một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại sự phát triển não bộ thai nhi. Để giảm thiểu sự tiếp xúc với thủy ngân, bạn không nên ăn quá nhiều những loại cá biển lớn như cá kiếm, cá thu... Cá ngừ cũng có thể ăn được nhưng hạn chế không ăn quá 170gram cá ngừ một tuần.
Mặt khác, hải sản là nguồn cung cấp protein và một số axit béo omega-3 có lợi cho mắt và sự phát triển trí não của bé. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là chọn đúng loại cá và ăn chúng trong một chừng mực. Bạn nên ăn khoảng 350gram cá hồi, tôm,… một tuần.
Hải sản là nguồn cung cấp protein và một số axit béo omega-3 có lợi cho mắt và sự phát triển trí não của bé. (ảnh minh họa)
Rượu là “thủ phạm” khiến sức khỏe của thai nhi suy giảm. phụ nữ mang thai uống rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm cho bé. chưa có nghiên cứu nào chứng minh có một hàm lượng rượu an toàn với mẹ bầu. vì vậy, tốt nhất là nên tránh hoàn toàn uống rượu và các thức uống chứa cồn. các đồ uống khác bạn cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn như: đồ uống đóng chai sẵn, nước ngọt…
Caffeine là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Bạn thường được khuyên là caffeine không tốt cho phụ nữ mang thai nhưng thực tế, nếu bạn uống một liều lượng nhỏ thì sẽ không có vấn đề gì. Sau rất nhiều tranh cãi, các nhà khoa học đồng thuận rằng, phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ khoảng 200mg caffein mỗi ngày sẽ không gây hại cho bé.
- Đừng ăn thức ăn thừa đã để bên ngoài hoặc trong tủ lạnh quá 2 tiếng đồng hồ. Hãy hâm nóng lại trước khi ăn.
- Sử dụng nước xà phòng để rửa tay và bất kỳ nơi nào tiếp xúc với thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc trứng còn sống trước khi động vào đồ đã nấu chín để không làm nhiễm khuẩn thức ăn của chính mình.
- Tiêu thụ thực phẩm dễ hỏng và ăn càng sớm càng tốt các thực phẩm sau khi mua về, đặc biệt là khi đã mở gói. Xem kỹ hạn sử dụng cũng như hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì của mỗi sản phẩm.
Chế độ ăn tốt nhất khi mang thai bao gồm chủ yếu các loại thực phẩm tươi ngon nguyên chất, với nhiều chất dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
Lưu ý: Chế độ ăn tốt nhất khi mang thai bao gồm chủ yếu các loại thực phẩm tươi ngon nguyên chất, với nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Đồ ăn vặt được chế biến sẵn thường chứa rất ít dinh dưỡng, trong khi đó lại rất giàu calo, đường và các chất béo bổ sung. Hơn nữa, đường phụ gia có trong đồ ăn vặt còn làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh như: tiểu đường loại 2 và bệnh tim…
Mốc khám thai 11-13 tuần là vô cùng quan trọng. Trong lần siêu âm thai này, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy cho em bé để phát hiện sớm hội chứng down. Vì vậy mẹ cần lên lịch khám thai ngay từ bây giờ.