Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Thai nhi uống nước ối trong bụng mẹ liệu có phải do đói? Câu trả lời khiến các mẹ vô cùng bất ngờ

Liệu có bao nhiêu người mẹ hiểu đúng về nước ối, nó bẩn hay sạch, thai nhi có uống được không và nếu uống thì có phải là do em bé đói bụng?

Nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Có một số điều rất thú vị xoay quanh chất lỏng này, chẳng hạn như khi người mẹ đói bụng, nhiều người nghĩ thai nhi đang đói, nếu không nhanh chóng ăn uống, chúng sẽ uống nước ối. Vậy thì, những quan điểm này là đúng hay sai, chúng ta hãy thử tìm hiểu.

Nước ối hình thành như thế nào?

Khi người phụ nữ mang thai, để duy trì sự cân bằng sinh thái trong tử cung, một lượng lớn chất lỏng đặc biệt được tiết ra để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chất lỏng này thường được gọi là nước ối.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối có thành phần chủ yếu là huyết tương của thai nhi. Thế nhưng, trong giai đoạn giữa và cuối, thành phần nước ối có thêm nước tiểu thai nhi và một số chất chuyển hóa.

Hơn 98% thành phần cấu tạo nên nước ối là nước, phần nhỏ khác là muối vô cơ. Đây là môi trường hoàn hảo nhất để thai nhi phát triển, cho phép chúng tự do di chuyển, giảm bớt sự khó chịu về thể chất cho mẹ bầu và giảm ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài. Ngoài ra, nước ối còn đóng vai trò như một chất bôi trơn trong quá trình sinh nở, giúp thai nhi chào đời thuận lợi hơn.

Tại sao thai nhi uống nước ối và mục đích của việc này là gì?

Nhiều mẹ bầu biết rằng trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, thai nhi sẽ uống nước ối, nhưng tại sao lại uống thì nhiều mẹ lại không biết. Một số người mẹ cho rằng có thể là do thai nhi đói khát, hoặc do "thích thì uống thôi".

Thai nhi nuốt nước ối không phải vì thích mà do tử cung của mẹ bầu ở trạng thái đóng kín, nước ối không thể thay thế trực tiếp nên thai nhi chỉ có thể lọc nước ối bằng cách uống vào rồi đi tiểu ra. Về mùi vị của nước ối, dựa trên thành phần, nó có vị mặn và hơi tanh.

Oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thông qua nhau thai và cuống rốn. Ngoài việc thích quẩy đạp trong bụng mẹ, thai nhi còn rất thích uống nước ối mỗi ngày.

Theo các báo cáo, khi thai nhi được 3 tháng, chúng đã bắt đầu biết uống nước ối. Ước tính mỗi ngày chúng có thể uống tới 500ml nước. Khi thai nhi được 5 tháng, chúng đã có thể cảm nhận được vị giác thông qua nước ối.

Một số bà mẹ nghĩ rằng nước ối bẩn, thai nhi sẽ bị bệnh nếu uống. Trên thực tế, nước ối trong tử cung rất sạch, sau 3 tiếng sẽ được thay đổi 1 lần, không có vi khuẩn hay bụi bẩn.

Có một thực tế các mẹ bầu cần hiểu rằng thai nhi không phải do đói khát nên uống nước ối. Vì dây rốn đã vận chuyển đủ chất dinh dưỡng nên người mẹ không cần phải lo thai nhi bị đói. Vậy thì, mục đích của việc này là gì?

1. Giữ thăng bằng cho người mẹ

Thai nhi bắt đầu bài tiết trong bụng mẹ vào giai đoạn sau của thai kỳ, lúc này nước tiểu sẽ vào thẳng nước ối. Để cân bằng lượng nước ối, thai nhi sẽ chủ động đảm nhận việc vừa uống và vừa bài tiết.

2. Phát triển phổi

Trên thực tế, thai nhi uống nước ối còn có mục đích khác là để phổi phát triển nhanh và hoàn thiện hơn. Việc uống nước ối sẽ kích thích phổi, nhờ đó phổi sẽ hoạt động mạnh, khả năng thở tốt hơn, chuẩn bị cho lần hít thở hoàn hảo nhất khi thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ.

3. Kích thích vị giác

Thai nhi bắt đầu có vị giác của riêng mình trong giai đoạn sau của thai kỳ. Để cảm nhận vị giác tốt hơn, thai nhi bắt đầu "tập thể dục" trong bụng mẹ. Bằng cách uống nước ối, chúng có thể kích thích vị giác của mình, giúp thích nghi nhanh hơn sau khi chào đời.

Có vẻ như không chỉ có mỗi người mẹ bận rộn chuẩn bị mọi thứ để chào đón em bé ra ngoài. Thai nhi trong bụng mẹ cũng không hề nhàn rỗi, chúng cũng tất bật chuẩn bị mọi thứ để ra đời một cách khỏe mạnh nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/thai-nhi-uong-nuoc-oi-trong-bung-me-lieu-co-phai-do-doi-cau-tra-loi-khien-cac-me-vo-cung-bat-ngo-20200826170836858.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Ít nhất một nửa dân số nhiễm virus này vào lúc nào đó trong đời, song không phải tất cả đều phát bệnh.
  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY