Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thận trọng dù đã tiêm vaccine

Liên tiếp trong những ngày qua, cả nước có đến 42.439 ca mắc Covid-19. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua, số mắc mới trong 1 ngày ở nước ta đạt cao như vậy. Hà Nội lần đầu lên đến gần 4.900 ca/ngày. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), dịch bệnh vẫn phức tạp và nguy hiểm, bình quân mỗi ngày 80 người T* vong, nên không thể chủ quan.
PGS.TS Trần Đắc Phu.

PV: Thưa ông, ông có thể phân tích thêm về số ca mắc tăng cao trong những ngày qua?

pgs.ts trần đắc phu: số ca mắc covid-19 tăng cao trong những ngày qua do người dân đi lại nhiều trong đợt tết, có sự tiếp xúc nhiều người với nhau. trong đó, có người nhiễm tiếp xúc với người lành. nhất là trong đợt tết không chỉ đi lại trong một địa phương mà nhiều địa phương với nhau. rồi trong dịp tết, người dân cũng không thể nào thực hiện tốt quy định 5k. ví như có việc tụ tập ăn uống, không đeo khẩu trang, tập trung đám đông tiếp xúc gần. không triệt để được 5k, có sự tiếp xúc gần là nguyên nhân dẫn đến số ca mắc bệnh tăng cao.

Còn chúng ta cũng phải hiểu rằng dù tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine phòng covid-19 ở nước ta đạt tỷ lệ cao. nhưng việc tiêm vaccine hiệu quả bảo vệ không phải đạt 100%. tiêm vaccine rồi nhưng vẫn bị mắc covid-19. tuy nhiên, nhiều người nhiễm có triệu chứng không nặng. cho nên chúng ta không dựa vào tiêm vaccine mà chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Số lượng tăng ca mắc có nằm trong tính toán dự liệu không, thưa ông?

- đây là vấn đề đã được dự báo từ trước. vì chúng ta xác định sau tết thì dịch sẽ tăng cao lên. nhiều người đặt vấn đề tại sao trước tết và trong thời điểm tết số ca bệnh giảm đi mà khi bắt đầu đi làm trở lại số ca bệnh lại tăng cao như thế? thực tế, số ca bệnh giảm đi là do mới nhiễm, chưa phát bệnh. rồi thời điểm trong đợt tết không xét nghiệm, không báo cáo thống kê kịp thời. sau tết, khi bắt đầu xét nghiệm hàng loạt nên phát hiện ra nhiều ca bệnh là như vậy.

Trong những ca mắc bệnh vừa qua có tình trạng bị mắc trở lại. Tỷ lệ tái nhiễm có cao không thưa ông?

- đúng là có tình trạng tái nhiễm. cho nên mọi người không được chủ quan, phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch hiện nay. đừng nghĩ mình đã nhiễm rồi mà không bị nhiễm lại nữa. vì thế ngay cả những người đã nhiễm rồi vẫn phải tiêm vaccine phòng covid-19 là như vậy.

Còn mức độ tái nhiễm là vấn đề cần đánh giá. Bởi tái nhiễm còn liên quan đến nhiễm chủng virus nào? Có khi lần trước nhiễm chủng này, nhưng lần sau lại nhiễm chủng khác. Đồng thời còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Ngay cả việc lần trước nhiễm sức khỏe thế này, nhưng lần sau nhiễm lúc sức khỏe yếu đi thì khi tái nhiễm bệnh lại nặng hơn so với lần trước.

Hiện nay có nhiều người tự xét nghiệm, phát hiện dương tính nhưng không khai báo mà tự điều trị tại nhà, mua Thu*c uống. Ông có lưu ý gì về thực tế này?

- đúng là thực tế hiện nay có tình trạng những trường hợp tự xét nghiệm dương tính nhưng không chịu khai báo, tự điều trị bệnh theo các hướng dẫn trên mạng. mọi người cần phải khai báo bởi không khai báo nhỡ khi bệnh nặng lên, không có tư vấn điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nặng và nguy hiểm. nhất là việc khai báo y tế còn giúp cho cơ quan y tế biết để chỉ đạo, tư vấn phòng bệnh cho những người khác.

Người dân cần thực hiện tốt 5k. không vì tiêm vaccine mà chủ quan lơ là. khi có dấu hiệu nghi ngờ tiếp xúc với f0, có triệu chứng sốt ho, khó thở… phải xét nghiệm. nếu dương tính cần khai báo y tế, báo cho cơ quan y tế để tư vấn, có hướng dẫn điều trị để điều trị cho đúng, và có sự theo dõi cho bản thân. khi thấy dấu hiệu nặng lên thì lực lượng y tế còn cho đi bệnh viện.

Việc người dân tự ý mua Thu*c (ngoài những Thu*c thông thường như hạ sốt, giảm đau) để uống cũng là không nên. Vì uống Thu*c phải có sự chỉ định của bác sỹ. Bởi Thu*c còn liên quan đến việc điều trị lúc nào? điều trị ra làm sao? Thu*c cũng phải đúng chứ không phải Thu*c trôi nổi. Kể cả sử dụng đúng Thu*c như Molnupiravir nhưng quan trọng là sử dụng vào lúc nào? đối tượng nào? thời điểm nào? chứ không phải ai cũng sử dụng. Sử dụng Thu*c không đúng sẽ dẫn đến kháng Thu*c. Không thể loạn lên, mua Thu*c trôi nổi, ai cũng điều trị Thu*c kháng virus hay mua Thu*c ở Nga về để uống.

những ngày qua người dân đi khám tại các bệnh viện do bị ảnh hưởng của hậu covid-19 khá đông. tình trạng hậu covid-19 đáng lo ngại thế nào?

- hậu covid-19 đương nhiên là có nhưng chúng ta không nên quá lo lắng. bởi không phải ai cũng bị hậu covid-19. hiện tại tp hồ chí minh nhiều người dân đang đi khám hậu covid-19. người dân chỉ nên đi khám khi thấy có triệu chứng. thường những trường hợp mắc có triệu chứng có thể có hậu covid-19. còn nếu không có triệu chứng thì ít khi xảy ra hậu covid-19. cho nên mọi người dân không nên lo lắng quá. chỉ sau khi mắc bệnh và có các triệu chứng bất thường ví dụ như vấn đề thần kinh, khó thở, mệt mỏi… thì mới nên đi khám hậu covid-19. không nên lo lắng quá.

Chúng ta mở cửa các chuyến bay quốc tế, hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường thì các ca mắc cũng sẽ tăng. Vậy ông có khuyến cáo gì?

- chúng ta cần kiểm soát số ca nhiễm. trước kia 10%, nghĩa là trong 10 ca bị 1 ca nhưng bây giờ 100 ca bị 1 ca, nghĩa là chỉ 1%. tỷ lệ giảm nhưng số tuyệt đối không giảm. hiện cả nước bình quân mỗi ngày có 80 người t* vong. hiện nay đâu có bệnh dịch nào 80 người t* vong/ngày. hà nội có 10 người t* vong/ngày. từ trước đến nay, ngay cả sốt xuất huyết cũng chỉ có vài chục ca/năm. nói như thế để thấy dịch covid-19 vẫn phức tạp và nguy hiểm, chúng ta không thể chủ quan. cho nên mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, tuân thủ 5k, không được chủ quan, dù đã tiêm vaccine.

Trân trọng cảm ơn ông!

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/than-trong-du-da-tiem-vaccine-5680188.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY