Phong thủy hôm nay

Thanh Hóa: Triển khai tiêm vắc xin ComBE Five cho trẻ em

(MangYTe) - Thanh Hóa đã bắt đầu triển khai đưa vắc xin mới ComBE Five vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại một số địa phương trên địa bàn. Đây là loại vắc xin “5 trong 1” được lựa chọn để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng.

Theo đó, ngày 6/3, tại Thanh Hóa bắt đầu triển khai đưa vắc xin mới ComBE Five vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại 2 xã Quảng Tân và Quảng Phong (huyện Quảng Xương).

Thanh Hóa triển khai đưa vắc xin mới ComBE Five vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại 2 xã Quảng Tân và Quảng Phong (huyện Quảng Xương).

Đây là đợt tiêm chủng đầu tiên đối với loại vắc xin này nên đoàn công tác của Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra, giám sát, yêu cầu tại các điểm tiêm chủng phải bảo đảm an toàn tối đa cho trẻ được tiêm chủng.

Cán bộ y tế phải chủ động liên hệ với gia đình, theo dõi tình trạng của trẻ sau tiêm, phải có số điện thoại của đội cấp cứu lưu động và cơ sở y tế nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời khi cần.

Một số phụ huynh có con đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin Quinvaxem, đến kỳ tiêm mũi 2 khá lo lắng trước thông tin có các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc xin ComBE Five ở một số địa phương.

Tại 2 điểm tiêm chủng đầu tiên loại vắc xin này, các bà mẹ đưa trẻ đến tiêm được y, bác sĩ tư vấn trước, trong và sau khi tiêm vắc xin ComBE Five.

Đã có 19 trẻ trong độ tuổi tiêm mũi 2 và 3 được tiêm vắc xin ComBE Five. 19/19 trẻ được theo dõi phản ứng sau tiêm 30 phút tại trạm y tế và không ghi nhận phản ứng bất thường sau tiêm chủng.

Đây là đợt tiêm chủng đầu tiên đối với loại vắc xinComBe Five tại Thanh Hóa.

Trẻ sau khi tiêm vắc xin ComBe Five, ngoài thời gian theo dõi 30 phút tại nơi tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ trong 72 giờ tiếp theo. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như: Sốt cao trên 39ºC, quấy khóc kéo dài, tím tái, phát ban, li bì… gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thanh Hóa, cho biết, thời gian qua, ngành Y tế thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai tiêm chủng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đơn vị, địa phương để bảo đảm việc tiêm chủng an toàn và hiệu quả.

Không chỉ vắc xin ComBe Five mà khi tiến hành tiêm chủng bất kỳ vắc xin nào cũng đều phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, đặc biệt là công tác khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước khi tiêm.

Bên cạnh đó hướng dẫn cho các bà mẹ theo dõi, sớm phát hiện phản ứng sau tiêm chủng và sẵn sàng xử trí, cấp cứu tại điểm khi tình huống không mong muốn xảy ra...

Đoàn công tác của Sở Y tế Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, giám sát, yêu cầu tại các điểm tiêm chủng phải bảo đảm an toàn tối đa cho trẻ được tiêm chủng.

Theo kế hoạch, từ ngày 6 - 13/3, ngành Y tế sẽ triển khai tiêm vắc xin ComBE Five cho khoảng 1.100 trẻ trong độ tuổi tại 18 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Sau đó sẽ đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai trên toàn tỉnh vào tháng 4/2019.

Được biết, vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd (Ấn Độ) sản xuất (có thành phần tương tự để thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất Hàn Quốc ngừng sản xuất vaccine này), đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5/2017. Vắc xin có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Duy Tuyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/thanh-hoa-trien-khai-tiem-vac-xin-com-be-five-cho-tre-em-20190214164305814.htm)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY