Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Thắp hương ngày Tết, gia đình có trẻ em hết sức lưu ý điều này

Trẻ hít nhiều hoặc có quá nhiều khói hương trong không gian hẹp, kín sẽ gây đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực.

Làn khói hương mờ ảo, thoảng mùi trầm đã trở thành một phần của văn hoá á đông, của phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. tuy nhiên, khói hương sẽ có tác động xấu tới sức khỏe trẻ em nếu không dùng đúng cách và chừng mực.

Xét về mặt khối lượng, một nén hương có 21% là bột gỗ và thảo mộc; 35% hương liệu; 11% bột kết dính; còn lại là ruột tre. khói hương chứa các hạt bụi mịn (particulate matter, pm) và các hợp chất hữu cơ.

Với cùng một lượng châm đốt, khói hương còn thải ra bụi mịn nhiều gấp 3 lần đốt Thu*c lá; phát sinh các khí như CO, CO2, NO2, SO2; sinh ra các hợp chất hữu cơ như benzen, toluen, xylen.

Môi trường quanh các đền chùa miếu mạo tại đài loan, trung quốc đã được ghi nhận về ô nhiễm không khí từ lâu. đặc biệt rõ khi mùa lễ hội và khi các ban quản lí di tích, quản đền chùa, giáo hội chưa ra các quy định giảm lượng hương nhang, vàng mã.

Tác động của khói hương tới sức khỏe trẻ nhỏ

Ảnh hưởng của khói hương tác động lên sức khỏe mọi người nói chung trong đó trẻ em chịu tác động rõ rệt nhất.

1. Ô nhiễm bụi mịn

Ô nhiễm bụi mịn là vấn đề được nhiều người quan tâm trong năm qua, nhưng không phải ai cũng biết ô nhiễm bụi mịn trong nhà còn sát sườn hơn cả ô nhiễm ngoài trời. với các nguồn phát thải chính từ: nấu bếp, khói hương và Thu*c lá, đặc biệt là loại bụi siêu mịn ảnh hưởng tới từng tế bào và nó làm nặng thêm các bệnh hô hấp ở mọi lứa tuổi, trong đó đáng chú ý nhất là trẻ nhỏ.

2. Gia tăng khí phát thải

Tiêu biểu là carbon monooxit (co). trẻ hít nhiều hoặc có quá nhiều khói hương trong không gian hẹp, kín sẽ gây đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực.

Bên cạnh đó, các khí hữu cơ (VOCs) và an-đê-hít cũng gây kích ứng, dị ứng, viêm mũi họng và khởi phát cơn hen ở mọi độ tuổi.

Hít khói hương trong nhà thì rõ ràng hại hơn ngoài trời, nhất là không gian phòng kín, thắp hương liên tục với số lượng lớn. các nhà khoa học cho rằng thắp hương trong nhà kín còn gây ô nhiễm không khí nhiều hơn là nhà có người hút Thu*c.

3. Ảnh hưởng tới hô hấp

Tác động khói hương tới hệ hô hấp gần giống như hít phải khói Thu*c lá thụ động cũng như bất kì nguồn phát thải bụi mịn khác. nên nếu hít khói hương nhiều và kéo dài thì tương đương với các tác hại của khói Thu*c lá: tăng tỉ lệ mắc, tăng tỉ lệ tái phát, tăng nặng khi bị bệnh hô hấp.

Một số thống kê ghi nhận tác hại của khói hương:

- Tăng tỉ lệ ung thư hầu họng.
- Tăng triệu chứng ho ở trẻ em.
- Tăng nguy cơ khởi phát cơn hen.
- Kích thích phản ứng viêm.
- Có thể gây viêm da tiếp xúc.
- Tăng nguy cơ ung thư.
- Có thể gây chậm phát triển.

Để giảm tác hại của khói hương tới sức khỏe trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo:

1. tránh thắp hương khi trong phòng có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mạn tính tim mạch - hô hấp.

2. Mua loại hương xịn (ít khói hoặc không khói).

3. Tránh các yếu tố ô nhiễm thêm vào (khói Thu*c lá, bụi nhà).

4. Mở thoáng, bật thông gió, hút mùi, lọc khí khi thắp hương. Có phòng thờ riêng, ở tầng cao của nhà là tốt nhất.

5. Sử dụng vừa đủ, không châm hương quá nhiều một lúc hoặc châm hương liên tục.

Ngày tết, các gia đình có thể vẫn thắp hương, đó là một lễ nghi truyền thống. tuy nhiên, hãy đúng lúc, đúng chỗ và chừng mực vì sức khỏe con em mình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/thap-huong-ngay-tet-gia-dinh-co-tre-em-het-suc-luu-y-dieu-nay-20200117130408353.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY