Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Thầy giáo nghèo, mắc nhiều bệnh nặng

Nhìn thầy Đinh Tiến Dũng (52 tuổi), giáo viên dạy thể dục Trường THPT Lấp Vò 2 (H.Lấp Vò, Đồng Tháp) gầy ốm, bị những cơn đau nhức hành hạ, bà Nguyễn Thị Tạo - vợ thầy Dũng, đau xé lòng.

Kiềm lòng không khóc khi tiếp xúc với chúng tôi nhưng nước mắt bà Tạo cứ rơi. Bà kể gia đình không có ruộng đất, thu nhập chính từ đồng lương giáo viên của thầy Dũng. Vì vậy, dù bị bệnh thoái hóa cột sống nhưng hằng ngày thầy vẫn cố gắng đi dạy để có tiền lo cho gia đình.

Do chân trái thường hay bị sưng bất thường, tháng 10.2010, thầy đi khám bệnh và biết mình bị tắc nghẽn tĩnh mạch chân trái. Trong lúc nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, thầy Dũng bị đau ở bụng. Các bác sĩ phải phẫu thuật vá lại bao tử của thầy bị thủng và cắt bỏ một phần ruột hoại tử.

Khi trị xong bệnh ở bụng cũng là lúc bệnh tình ở chân trái của thầy Dũng có dấu hiệu hoại tử nên được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.

“Khi ở Bệnh viện Chợ Rẫy, căn bệnh tắc nghẽn mạch máu hành hạ chồng tôi ngất xỉu rất nhiều lần trong ngày. Các bác sĩ phải phẫu thuật tháo bỏ chân trái lên tới khớp háng và đặt lưới lọc máu tốn mấy chục triệu ngoài danh mục bảo hiểm mới có thể cứu sống được. Lúc đầu khi nghe tin, anh Dũng cứ kêu tôi chở về nhà vì biết nhà không có tiền. Tôi cùng các con nói dối là được thanh toán bảo hiểm nên anh mới chịu phẫu thuật. Thực tế, để có tiền phẫu thuật, tôi phải vay mượn của nhiều người”, bà Tạo nói.

Sau phẫu thuật, thầy Dũng giữ được mạng sống, đến nay đã xuất viện về nhà nhưng vẫn bị những cơn đau nhức hành hạ. Việc vệ sinh, tắm giặt phải có người hỗ trợ bế lên xe lăn. Bà Tạo nói thêm: “Chi phí điều trị bệnh rất nhiều. Sau khi phẫu thuật ở thành phố xong trở về nhà mẹ con tôi chỉ còn 300.000 đồng trong túi. Bệnh viện hẹn ngày 6.4 tái khám lại nhưng chưa đi được vì không có tiền”.

Gia đình thầy Dũng không có ruộng đất. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm bé xíu ở P.6, TP.Cao Lãnh có được là nhờ Quỹ mái ấm công đoàn hỗ trợ kinh phí cất vào năm 2007. Đến nay, sau 13 năm xây dựng, nhà bị xuống cấp nặng, bị dột nhiều chỗ mỗi khi trời mưa.

Bà Tạo chia sẻ: “Khi còn khỏe, thầy Dũng bàn với bà chừng nào trả hết nợ 100 triệu đồng vốn vay cho con gái út học đại học vào tháng 9.2020 thì sẽ tích góp lương giáo viên của ông để lợp lại căn nhà... Nào ngờ bệnh tật ập đến, khiến bao dự tính đều thay đổi. Bà Tạo mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe yếu, nhưng hằng ngày cũng cố gắng mua ít trái cây ra chợ bán kiếm tiền chợ. Từ ngày thầy Dũng bị bệnh, bà nghỉ ở nhà chăm sóc chồng. Người con trai lớn cũng xin nghỉ việc tại TP.HCM để về nhà chăm sóc ba. Hiện nay, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình phụ thuộc vào mức lương mới ra trường của con gái út thầy Dũng.

Thầy Nguyễn Văn Kiệt, Hiệu trưởng Trường THPT Lấp Vò 2 nói: “Thầy Dũng sống rất chan hòa với đồng nghiệp và tham gia nhiều phong trào nên khi thầy bệnh ai cũng xót xa. Để hỗ trợ phần nào chi phí điều trị bệnh cho thầy, trường đã vận động giáo viên và các thế hệ học sinh… được hơn 30 triệu đồng. Hoàn cảnh của thầy hiện nay rất khó khăn, trong khi chi phí điều trị bệnh khá lớn nên rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm”.

Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ Đinh Tiến Dũng; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình thầy Dũng trong thời gian sớm nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/la-lanh-dum-la-rach-thay-giao-ngheo-mac-nhieu-benh-nang-1222138.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY