Tâm linh hôm nay

Thiền, sức khỏe, hạnh phúc và thăng tiến xã hội (P.3)

Thiền và yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo thoát khỏi tam độc tham-sân-si, để cuộc đời bớt khổ, giảm bệnh tật ngay trong giây phút hiện tại (Thiền Sức khỏe). Trong tương lai, thiền cũng là chiếc bè giúp cho hành giả vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).

Bài 3 Thiền quanh ta &

Phương pháp định tâm

Vài loại thiền

Phương pháp định tâm

Một số câu hỏi - đáp

Cuốn “Thiền, sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội” mà quý vị đang có trong tay, chỉ đề cập đến vấn đề liên hệ với sức khỏe và cải tiến xã hội mà không bàn đến vấn đề giác ngộ giải thoát. Lý do là, vì nếu nói đến khái niệm Giác ngộ và Giải thoát như trong Phật giáo thì đối với nhận thức của đa số quần chúng vẫn còn quá cao. Con người, trước mắt vẫn cần phải đối diện với sự thiếu ăn thiếu mặc và bệnh tật, đặc biệt là các căn bệnh thuộc loại trầm cảm (depression). Tại Âu châu có đến 40% dân chúng bị bệnh nầy, ở Việt Nam tỷ lệ này cũng cao không kém (báo Tuổi Trẻ, 30.6.2013). Theo bác sĩ Herbert Benson, có từ 60-90% bệnh do căng thẳng (stress) mà ra (công bố năm 1975). Qua nghiên cứu, ông thấy, thiền tập có khả năng làm giảm căng thẳng, cho nên nó có thể được áp dụng trong việc điều trị bệnh tật.

Nhưng để tiến trình điều trị bằng thiền được tốt đẹp và thành công, thì yếu tố cần và không thể thiếu là: người hành thiền phải định được Tâm. Nếu tâm không định thì không có kết quả. Đó là trọng tâm của bài nầy.

Trước lúc bàn thêm PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM, chúng ta nên biết khái lược vài loại thiền đang hiện hành “xung quanh ta” cũng như cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Từ đó có thể chọn cho mình một pháp môn thiền để thực tập mà không bị tẩu hỏa nhập ma. VÀI LOẠI THIỀN đang hiện hành trong xã hội:

1. Thiền khai mở luân xa: Hành giả được hướng dẫn, tưởng tượng một làn sóng chạy từ rốn lên đầu, vòng ra sau lưng rồi lại về rốn, lên đầu. Lúc được hỏi tại sao thiền chữa được bệnh? Người hướng dẫn trả lời, người ngồi thiền lấy năng lượng của vũ trụ để chữa bệnh. Đây là câu trả lời theo ý nghĩ riêng, không có cơ sở khoa học. Vì lấy năng lượng như thế nào, lấy nhiều ít, có chứng cớ khoa học không?

2. Thiền xuất hồn: Mở những điểm huyệt, phóng linh hồn đi học đạo với những bậc thầy mà mình chưa hề biết chưa hề gặp. Vì thế, thiền sinh dễ tin vào những điều huyễn hoặc. Người ấy dạy gì tin theo cái đó. Rất nguy hiểm.

3. Thiền luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần: Người tu tưởng tượng đem tinh lên đầu để luyện thành thần khí. Đây là thiền của những người tu tiên.

4. Thiền nhân điện: Nhiều năm trước, một số người Việt Nam theo thiền nhân điện vì được đồn đãi những chuyện rất “hấp dẫn” như chữa lành tất cả các loại bệnh, trồng cây không cần tưới nước nó cũng mọc tươi tốt. Đàn ông có thể mang thai. Ngay cả việc có thể ngăn chặn không cho động đất xảy ra v.v. Nhưng dưới ánh sáng khoa học, những người có óc đầy tưởng tượng đến độ hoang đường “tự ngôn chứng thánh” như thế, sẽ không còn được ai tin tưởng nữa. (Theo trang An Ninh Thủ Đô, 22.10.2011).

5. Thiền Yoga: Thiền yoga chủ đích làm cho thân khỏe mạnh. Hiện có nhiều trung tâm dạy yoga tại Việt Nam. Mỗi ngày tập khoảng 2 giờ, tuần 5 ngày. Phí tổng khoảng trên 500 nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo địa phương.

Hiện nay tại Việt Nam, phỏng đoán, có rất nhiều trung tâm thiền đủ loại như trên.

Ngoại trừ thiền yoga, có những mối liên hệ với thiền của Phật giáo, bốn loại thiền còn lại như đã đề cập trên, không phải là Thiền Phật giáo mang tính khoa học. Cho nên, người thực tập thiền, nếu không chọn một loại thiền được phát xuất từ đấng Giác Ngộ hoặc được soi rọi qua ánh sáng khoa học thì, đôi lúc sẽ gặp những điều hết sức bất cập. (Vui lòng xem thêm trong các trang web, dẫn trong phần TLTK ở cuối bài).

Mặt khác, thiền Phật giáo cũng có nhiều loại khác biệt, giữa Nguyên thủy và Đại thừa, và nhiều trường phái khác nhau trong các quốc độ và giữa các Tổ Sư Thiền. Nguyên thủy có:

- Thiền tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp). Được viết bằng tiếng Anh, có thể xem thêm bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh (Sutra of the Four Establishments of Mindfulness) hay bản tiếng Việt của hòa thượng Thiện Siêu, và tập sách nhỏ hướng dẫn thực tập Thiền tứ niệm xứ của thầy Trí Siêu (Mỹ).

- Thiền minh sát tuệ (Vipassana, Pali, dùng trí tuệ để thấy rõ vạn pháp. Bắt đầu bằng pháp quán hơi thở để định tâm).

Đại thừa có các loại thiền như:

Zen Meditation: truyền bá rộng rãi qua Tây phương từ Nhật, nhất là nhờ Đại sư Suzuki qua cuốn Thiền Luận, phần lớn nghiêng về triết lý, ít mô tả phương pháp hành trì. Hai phái thiền Nhật Bản trong “5 phái Thiền Đại thừa” được nhắc nhiều nhất là Lâm Tế (TQ: LinChi & Nhật: Rinzai) và Tào Động (TQ: Ts’ao-tung, & Nhật: Jodo Shinshu). Các hành giả Tào Động thường thực tập bằng cách Diện Bích (nhìn vào tường). Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma ‘Cửu niên diện bích’ và tác phẩm Bích Nham Lục. Phái Lâm Tế “tích cực” hơn. Thiền sư đôi khi dùng gậy hoặc hèo để đánh thức lúc đệ tử ngủ gật. Cách hành thiền này trong lịch sử cũng được gọi là Thiền công án (Koan, Kung An).

- Lục diệu pháp môn: sổ tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn, tịnh.

- Không, Giả, Trung: vạn pháp không thực có nên gọi là không, tạm bợ gọi là giả. Người thấy được không và giả hòa hợp với nhau gọi là trung.

- Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền. Phần lớn chỉ ghi lại trong các Lục như Bích Nham Lục, Vô Môn Quan nhưng, hình như, không có phương pháp nào được ghi chép lại để hành giả thực tập. Ngoài ra, Thiền tứ niệm xứ cũng còn gọi là Như Lai Thiền (theo Ni sư Thích nữ Huệ Liên, trên mạng).

Danh sách các loại hình thiền tập còn dài. Tôi chỉ liệt kê vài loại như thế, để quý độc giả biết tên trong cả một rừng thiền (Thiền Lâm).

Các loại hình thiền của Phật giáo, tôi tâm đắc để chia sẻ với quý vị, là Thiền sức khỏe (meditation for health), chứ không phải Thiền giác ngộ (meditation for enlightenment).

Nhiều thập niên qua, y giới và khoa học gia phương Tây tìm thấy Thiền Phật giáo có khả năng chữa trị bệnh tật, như quý độc giả đã thấy qua các bài trong cuốn sách nầy. Muốn có kết quả chữa trị bệnh tật, người hành thiền phải định được tâm.

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM (One Pointed Meditation - Shamatha, Pali)

Các giai đoạn:

1. Chuẩn bị: Nên ngồi trên gối mềm để chân khỏi bị tê và dễ ngồi thế bán già (gác một chân lên bắp vế chân kia), hoặc kiết già (hai chân gác tréo lên nhau). Có thể ngồi trên ghế hay trên bậc cấp. Xem 5 cách ngồi thiền trong cuốn sách nầy.

2. Ngồi thẳng lưng, lưỡi để chạm nhẹ vào nếu răng cửa phía trong, hàm trên. Tay phải chồng lên tay trái, để gần rún hoặc hai tay bắt ấn Tam muội và để trên đầu gối. Mắt nhắm nhẹ nhàng (không quá chặt).

3. Tập trung chú ý: Thiền là sự tập trung TÂM, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác.

Nếu thiền giả không tập trung được ý tưởng, nghĩa là không định được tâm thì không có kết quả. Có mấy phương cách để định tâm: Vui lòng xem Bài số 1.

Cách định tâm dễ nhất và có kết quả nhất là Thiền thở (BreathMeditation). Thiền gia gọi là “Quán sổ tức” (Counting the Breath). Thiền thở cũng có hai loại: Thiền chỉ và Thiền quán.

- Thiền chỉ: là tập trung tâm vào một đối tượng như một hình ảnh treo trên tường, hay tập trung vào một điểm giữa hai chặn mày hoặc trên đỉnh đầu. Bắt đầu hít vào thật sâu (bằng mũi) để buồng phổi căng lên. Kế tiếp, thở ra (bằng miệng) cho hết lượng không khí trong phổi. Hít vào, thở ra như vậy ba lần.

Sau đó, hít vào, thở ra (bằng mũi) bình thường, nhưng tâm trí phải tập trung vào một đối tượng nào đó như vừa nói. Nếu vẫn chưa định được tâm thì hít vào rồi thở ra, đếm 1, hít vào thở ra đếm 2. Đếm như thế cho đến 10, rồi đếm lại 1. (Chú ý, không nên đếm quá 10 và ít hơn 5, vì khó tập trung tâm).

- Thiền quán: Có nghĩa là dõi theo hay nhận diện. Lúc hít vào, tâm biết mình đang hít vào. Lúc thở ra, tâm biết ta đang thở ra.

Tại sao phải dõi theo hơi thở? Vì, tâm và thân của chúng ta không hợp nhất với nhau. Tâm thường rong ruổi lang thang với những thứ không ích lợi như tham, sân, lo âu, sợ hãi, buồn phiền… Tâm cảnh nầy sẽ đưa con người đến tình trạng căng thẳng. Mà căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính sinh ra bệnh tật. (Vui lòng đọc phần trả lời câu hỏi số 3, cuối bài nầy, và xem hình mô tả Phản ứng của sự căng thẳng, bài 2).

Lúc dõi theo sự hít vào và thở ra, tâm ta sẽ lắng dịu, an lạc, vui vẻ. Các chất hormone không có cơ hội sinh ra, và bệnh tật được thuyên giảm. Thiền thở (quán sổ tức) là một trong những cách dễ nhất để định tâm mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh “Quán niệm hơi thở” (Anapanasati sutta). Hầu hết chư Tôn đức tăng ni khuyên theo pháp Quán sổ tức. Bác sĩ Andrew Weil (Đại học Arizona, Mỹ), một trong những người đã thí nghiệm và cũng đề nghị sử dụng pháp Thiền thở để định tâm.

Sau khi tâm được an định, hành giả không cần đếm mà tập trung tâm theo hơi thở vào hơi thở ra (gọi là tùy tức, (Following the Breath). Hoặc tập trung tâm vào một điểm giữa hai chặn mày, trên chóp mũi, trên đỉnh đầu hoặc một hình tượng, một màu sắc (như trắng, đen) v.v. Nếu thiền đúng cách và định được tâm thì chúng ta sẽ nhận biết nhịp đập của tim giảm xuống, và cảm nhận được sự an lạc ngay lập tức. Nếu định được tâm liên tục trên 25 phút, chúng ta sẽ cảm nhận một làn “sóng” chạy nhẹ nhàng trong cơ thể. Và con người cảm thấy rất an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút ngồi thiền.

Những người tu Tịnh Độ (Thiền Tịnh Độ) phần lớn truyền qua Tây phương từ Nhật Tào Động (Jodo-shinshu) hay theo các đạo tràng Pháp Hoa, có thể định tâm bằng cách niệm danh hiệu Bổn sư, niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa kinh, hay tụng kinh Pháp Hoa. Nếu hành giả định được tâm thì thiền, Tịnh, Mật và Pháp Hoa Tông… đều có khả năng chữa trị bệnh tật.

Cụ thể, người tu Tịnh Độ: hít vào không niệm, thở ra niệm “A di đà Phật”. Đạo tràng Pháp Hoa: Hít vào không niệm, thở ra niệm “Diệu Pháp Liên Hoa” hoặc niệm danh hiệu Phật.

Đức Phật giáng trần để cứu độ tất cả chúng sanh, chứ không phải chỉ dành riêng cho người Phật tử. Do đó tín đồ các tôn giáo khác cũng có thể ngồi thiền để chữa bệnh, vì thiền không mang tính tôn giáo. Và dĩ nhiên là không bao giờ có trường hợp bị cải đạo. Người Thiên chúa giáo lần chuỗi Mân côi, là một trong các cách để định tâm.

Một ngày có 24 giờ mà chỉ ngồi thiền được khoảng 1 giờ, 23 giờ còn lại thì như thế nào? Đáp: An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Có lẽ đây là câu trả lời ngắn mà đúng nhất. Lúc nào có Khoảng 200 cô giáo (hai lớp) niềm an lạc, tâm không dự buổi thuyết trình Thiền sức khỏe,cư sĩ Hồng Quang trình bày, tham sân si… thì đó là tại khách sạn 5 sao “Sài Gòn Đông Hà”, thiền, là sức khỏe. Do vậy, Quảng Trị, 1.6.2013 luôn luôn vui vẻ, an lạc, không cau có giận hờn. Ấy là thiền.

4. Xả Thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau khoảng 4, 5 lần. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt nhẹ xung quanh vành mắt. Sau đó, hai bàn tay xoa nhẹ lên mặt. Kế, xoa lại hai bàn tay, rồi thoa lên lưng (quần), lên chân để chống đau lưng và tê chân, nếu có.

Mỗi ngày ngồi thiền hai lần, mỗi lần khoảng 20 phút, chúng ta sẽ tránh được nhiều bệnh tật.

“Thiền tập không mất tiền mua,

Thân tăng sắc đẹp tâm vừa thảnh thơi”.

(Trích trong “Những vần thơ lục bát”, tác giả Tâm Hòa)

MỘT SỐ CÂU HỎI - ĐÁP

1. Hỏi: Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang khôi phục lại pháp môn Tịnh Độ, cư sĩ quảng diễn Thiền sức khỏe, phải chăng có sự chồng chéo?

Đáp: Không, Thiền-Tịnh song tu (Pure land Meditation). Nếu quý độc giả đọc kỹ các bài viết của tôi về thiền, hẳn đã thấy: y giới và khoa học gia Tây phương sử dùng thiền (Phật giáo) một cách rộng rãi trong việc nghiên cứu và trị liệu bệnh tật, mà ít nói đến việc sử dụng các pháp môn khác.

Vì sao? Vì người phương Tây đã sống trong nền văn hóa Kito, một nền văn hóa “xin cho” với đức tin mà không được phép nghi ngờ và phán xét. Cho nên, họ không có cơ hội thẩm tra lại những gì mà đức tin trao truyền một chiều. Chán sự áp đặt không được kiểm chứng bằng lý trí, nên họ thích những gì mang tính khoa học và khả năng “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Chính vì thế, họ đến với thiền. Bản thân tôi cũng vậy, không thoát ra ngoài ảnh hưởng ấy lúc tìm hiểu các phương pháp trị liệu thân và tâm. Dùng trí tuệ và phương pháp khoa học là chìa khóa của việc học và hỏi.

Nếu để ý thêm, độc giả sẽ thấy, niệm Phật, lạy Hồng danh, tụng kinh cũng có kết quả cho việc trị bệnh, nhưng không cao và không nhanh như thiền. Phần trước của cuốn sách nầy, tôi tường thuật lại thí nghiệm của bác sĩ Phan Thị Phi Phi, giáo sư trường y Hà Nội để làm rõ thêm những điều vừa nêu. Theo thí nghiệm này, các bệnh nhân sida được khuyến khích tụng kinh 2 lần / một ngày tại nhà và 2 lần / mỗi tháng vào ngày rằm và mồng 1 tại chùa. Kết quả thu nhận được, rất phấn khởi: chỉ số bạch huyết cầu tăng lên, trung bình 4 điểm cho mỗi người. Bệnh được chặn đứng, không có diễn tiến xấu hơn, không dẫn đến tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Thêm nữa, nếu để ý hình ảnh các đạo tràng tu Tịnh độ trên mạng, chúng ta thấy, hầu hết là quý bà lớn tuổi, cụ ông ít, còn thanh thiếu niên và các bạn trẻ cũng rất ít.

Lý do vì đâu? Khi chúng ta thuyết phục người trẻ đến với các đạo tràng Tịnh độ thì họ sẽ cho rằng mình chưa cần cầu vãng sanh, vì tuổi mới đôi mươi. Đời vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp, đáng để hưởng thụ kia mà! Cho nên, ở một góc độ nào đó, giới trẻ sẽ nghĩ sai lầm rằng: Phải chăng, đạo Phật là “đạo của người ch*t” Tu Phật thất, chùa Hoằng Pháp, TP HCM. nếu tu theo Tịnh độ.

Trên mạng PTVN, vài năm trước, tôi có đọc bài viết của tác giả Nghiêm Minh Kiên, anh đã đề cập rất đúng về vấn nạn nầy. Do vậy tôi thiết nghĩ, các lớp thiền tập vốn dĩ rất phù hợp cho tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ thích cái mới, thực tế, hữu dụng và mang tính khoa học. Thiền đáp ứng được tất cả các nhu cầu nầy của giới trẻ. Tuổi trẻ, Chùa Bằng, Hà Nội Thiền & Khí công với TT.Viên Giác, TP.HCM

Quý phật tử lớn tuổi thì có vẻ phù hợp với pháp môn Pháp Hoa và Tịnh độ hơn, phương pháp hành trì cũng dễ hơn. Cho nên để kết hợp căn cơ của đa số phật tử, thì Thiền - Tịnh song tu, có lẽ là pháp tu tốt nhất cho hàng phật tử hiện nay?

2. Hỏi: Tôi có đọc nhiều bài viết về thiền của cư sĩ, nhưng vẫn thắc mắc, phải chăng có điều gì mầu nhiệm bí ẩn về thiền. Chỉ ngồi theo dõi hơi thở ngày hai lần, mỗi lần khoảng 20 phút mà trị được bệnh sao? Xin cư sĩ lý giải?

Đáp: Bạn nên đọc lại các bài viết về nguồn gốc của bệnh tật trong cuốn sách nầy để thấy:

Nếu thiền mà định được tâm, thì bạch huyết cầu gia tăng, hệ đề kháng mạnh. Cho nên ta nói thiền có khả năng chữa trị bệnh tật là vậy. Bài 1, trong sách có nêu thí nghiệm của khoa học gia Jon Kabat-Zinn về bệnh sida để chứng minh điều này. Trong bài cũng cho thấy, bác sĩ Herbert Benson, sau những tháng năm thí nghiệm, ông thấy, có từ 60-90% bệnh tật phát sinh là do căng thẳng (stress) (coi thêm số 11, phần TLTK). Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng, nên thiền có khả năng trị bệnh. Như thế, Thiền trị bệnh là một phương thức khoa học, không có gì bí ẩn.

3. Hỏi: Tại sao căng thẳng (stress) phát sinh bệnh tật?

Đáp: Lúc giận hờn, sợ hãi, lo âu… thì sẽ bị căng thẳng. Lúc đó, não bộ báo động cho tuyến thượng thận (Adrenal glands) để tiết ra chất epinephrine. Tế bào thần kinh vùng dưới đồi não (Hypothalamus) tiết ra chất nor-epinephrine. Hai loại hormones nầy (epinephrine và nor-epinephrine) là những chất hóa học rất mạnh, có nhiệm vụ làm cho các giác quan nhạy bén hơn, các cơ bắp (muscles) rắn chắc hơn, nhưng sự tiêu hóa thức ăn bị giảm. Tim đập nhanh, phổi hô hấp mạnh, để đưa oxy tới các tế bào. Đường trong máu gia tăng để cung cấp nhiệt lượng cần thiết. Như thế, cơ thể chúng ta được xem như sẵn sàng ứng chiến (fight) mà không thể chạy trốn (flight) (xem hình minh họa trong bài 2).

Nếu sự căng thẳng không còn nữa thì cơ thể trở lại bình thường. Nhưng trong xã hội máy móc ngày nay, con người thường xuyên bị căng thẳng, cái cũ chưa hết, cái mới đã sinh. Nên cơ thể con người luôn ứ đầy những chất hormone gây ra stress, tích tụ từ ngày nầy qua tháng nọ, làm cho:

- Hệ tim mạch thương tổn, bệnh tim phát sinh, cao huyết áp, đột quỵ. Ăn khó tiêu, bị tiểu đường, bệnh gan, v.v...

- Hệ đề kháng yếu, dễ bị vi trùng và vi khuẩn tấn công cơ thể, xương loãng vì thiếu calcium, eo và mông gia tăng mỡ, v.v...

Trong khi đó, thiền có khả năng làm giảm căng thẳng, nên thiền có thể chữa trị được bệnh tật từ gốc là thế. Biết vậy, ngoài việc thiền mỗi ngày hai lần như đã đề cập, chúng ta luôn luôn giữ tâm hồn an lạc bằng cách quán hơi thở (đi đứng nằm ngồi) để giữ tâm, không cho nó lang bang dong ruổi vào những nơi bất thiện (tham sân si). Đây gọi là Thiền hành động (meditation in action) hoặc Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation). Cũng nên biết thêm rằng, lúc tâm có sự an lạc và hỷ xả thì chất dopamine, nitric oxide, endorphins, và chất thần kinh dẫn truyền enkelytin… có thể tiết ra làm cho con người mạnh khỏe hơn, hệ đề kháng gia tăng, chống lại bệnh tật (Marco Visscher, May 2006 Issue, Wikipedia) và trong bài “Cầu an có an không?” quý vị nên đọc để thấy. Thính chúng hoan hỷ, vỗ tay.

4. Hỏi: Cư sĩ viết “Thiền có khả năng chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu hơn, sống có hạnh phúc hơn”. Cư sĩ có thể trình bày rõ hơn chăng?

Đáp: Tất cả những điều mà bạn vừa nhắc đến, tôi đã trình bày có tài liệu và hình ảnh cụ thể trong sách. Mong bạn đọc kỹ lại. Nhân đây, tôi chỉ trình bày lại vấn đề Thiền có khả năng làm cho con người sống có hạnh phúc hơn. Bạn có thể xem lại bài 2 sẽ rõ, khoa học gia và y giới tìm thấy mỗi vùng của não bộ, có một chức năng khác nhau. Vùng não bên phải, trước trán, liên hệ đến sự đau khổ. Vùng trái tương ứng, liên hệ đến sự an lạc. Lúc hành thiền, vùng trán bên trái gia tăng hoạt động làm cho con người cảm thấy có hạnh phúc an lạc hơn. Lúc sân hận, si mê, thì vùng bên phải phát triển, đem đến đau khổ. Đây là một bằng chứng khác mang tính khoa học, không có gì bí mật. Hiểu được chức năng của hai vùng não bộ vừa đề cập, ngoài giờ thiền, chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi (hành, trụ, tọa, ngọa) luôn luôn chánh niệm. Đó cũng là cách định tâm ngoài lúc ngồi thiền. Đọc kinh, niệm chú, lần chuỗi làm cho tâm an lạc. Đó là thiền.

5. Hỏi: Cư sĩ phân biệt Thiền giác ngộ và Thiền sức khỏe. Câu hỏi là, người tập Thiền giác ngộ có đem lại sức khỏe không? Và Thiền sức khỏe có đạt đến giác ngộ?

Đáp: Tôi nói Thiền giác ngộ và Thiền sức khỏe là một cách nói nhằm phân biệt hai “mục đích” hoặc hai giai đoạn khác nhau của người hành thiền. Xưa nay, tu thiền, người ta có khuynh hướng nghĩ rằng tu là để giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nhưng ít ai nghĩ thiền còn có công năng chữa trị bệnh tật cho nhân loại. Nhiều thiền gia trong Sơn môn biết thiền có thể trị bệnh, nhưng không dám cổ động công khai vì chưa có bằng chứng mang tính khoa học.

Ngày nay, khoa học tiến bộ, y giới sử dụng các phương tiện như máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy chụp các điện não đồ, để biết sự vận hành và chức năng của não bộ. Cùng lúc các thí nghiệm lâm sàng và đo mức độ an lạc của các người đang thiền định. Họ cho thấy điều mà các phật tử ca tụng rất chính xác, “Phật là vô thượng y vương” (thầy Thu*c trên tất cả các vua thầy Thu*c của thế gian nầy). Xem thế, người tu thiền với mục đích giác ngộ cũng đem lại sức khỏe cho bản thân. Người tu thiền với mục đích sức khỏe, cũng có thể đạt giác ngộ. Xem hình Làn sóng não trong bài 2. Chúng ta thấy, lúc tâm bấn loạn (tham, sân, si, lo âu, phiền muộn) quá cỡ, sóng não (Beta) vận hành từ 14 đến 21 vòng trong 1 giây đồng hồ.

Nếu tâm định đến mức Delta, làn sóng não vận hành chưa đến 4 vòng trong một giây. Với trạng thái nầy, thiền giả có thể được xem như là đạt đến sơ thiền.

Người tu Tịnh độ, với trạng thái nhất tâm bất loạn, “tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như vào thiền định. Phật và Thánh chúng tay nâng kim đài cùng đến tiếp dẫn, trong khoảng một niệm sanh về Cực lạc”. Do đó, Thiền, Tịnh và tụng kinh như quý vị trong Đạo Tràng Pháp Hoa mà định được tâm thì chỗ gặp gỡ trong các pháp môn tu hành không có ranh giới.

Quý vị đặt những câu hỏi thiết thực, bổ ích, làm sáng tỏ thêm những điều tôi trình bày trong sách. Rất tri ân quý vị.

6. Hỏi: Nhân đây xin hỏi thính chúng một câu. Thông tin trên mạng có đề cập đến một trại tù tại bang Washington, thị trấn Seatle, Mỹ, dạy tù nhân ngồi thiền. Kết quả sau khi mãn tù trở về đời thường, số tù nhân có hành thiền một thời gian, tỉ lệ tái phạm chỉ có 56%. Số không ngồi thiền, có đến 75%, khác biệt gần 20%. Quý vị biết lý do tại sao?

Đáp: Cô Thúy Hằng:

Con người phạm tội, phần lớn do tâm hồn thiếu bình thường, hay giận hờn, tham lam, cuồng tín… Lúc hành thiền họ có được sự an lạc trong tâm, sống đời có hạnh phúc, có hy vọng, có tình thương, nên ít tái phạm hơn những người tâm hồn bấn loạn và sân hận ngút ngàn. Tất cả đều vỗ tay cho câu trả lời chính xác có cơ sở khoa học.

Câu hỏi còn nhiều, các bạn chịu khó đọc vài lần cuốn sách nầy, sẽ tìm thấy những điều rất thực tế, rất khoa học, rất bổ ích mà y giới đã thí nghiệm và làm chứng cho lời dạy của Phật: “vạn pháp do tâm tạo”. Tâm an vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ bị ốm đau.

Khoảng 800 thính chúng chia sẻ Thiền sức khỏe, Đại Tùng Lâm, Long Thành, 4.2012.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục như đi bộ cũng rất cần cho sức khỏe.

Thiền có thể chữa trị bệnh tật. Nhưng điều đó không có nghĩa là thiền sẽ hoàn toàn thay thế Thu*c. Thiền Thu*c song hành có lẽ là giải pháp tốt nhất. Nếu cần, quý vị nên tham vấn các nhà chuyên môn.

Tóm lược, xã hội Việt Nam ngày nay có nhiều trung tâm “biến chế” Thiền lấy từ Phật giáo để chữa bệnh. Nhiều nơi đem lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân. Nhưng cũng có không ít hệ lụy do việc khai mở luân xa và hướng dẫn thiền thiếu phương pháp khoa học. Do đó, cẩn thận là điều cần có, không nên theo những điều thiếu sự gạn lọc của lý trí và thiếu chứng cớ khoa học.

Thiền Tịnh, Mật, niệm Phật, tụng kinh Pháp Hoa hoặc lần chuỗi hạt, chuỗi Mân Côi, nên cần định được tâm mới có kết quả. Pháp định tâm không khó. Kiên trì luyện tập thì việc định tâm sẽ nằm trong tầm tay với.

Đến đây, bạn có thể hướng dẫn những người trong gia đình hoặc các người quen biết tại sở làm hoặc tại trường học?

1. Các em khoảng 4-5 tuổi có thể tập ngồi thiền được chưa?

2. Bạn đã chọn cho mình một phương pháp để định tâm?

3. Thiền và Tịnh, tại sao lại trở thành một vấn đề của người Phật tử sơ cơ?

4. Tại sao dõi theo hơi thở cũng là một vấn đề hệ trọng của thiền?

VÀI CÂU HỎI GỢI Ý TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CHÚ THÍCH

1. Tẩu hỏa nhập ma khi mở luân xa 6: http://jojojotran.blogspot. com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html, 2. Hậu quả của việc tùy tiện khai mở luân xa: http://www.totha. info/showthread.php?t=322

3. Sự thật về luân xa 6: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/su-that-ve-luan-xa-6.html VÀ http://www.nhantrachoc.net.vn/ showth...F-lu%C3%A2n-xa

4. Mở Luân xa cần cẩn trọng! Nghiên cứu năng lượng học: http://sucmanhvothuc.com

5. Thiền Nhân điện khai mở luân xa: http://phatgiaonguyenthuy.com/news-2650/THIeN-NHaN-dIeN-KHAI-Mo-LUaN-XA.html 6. Nhân điện - bí ẩn hay hoang tưởng? http://anninhthudo.vn/ phong-su/nhan-dien-bi-an-hay-hoang-tuong/420370.antd 7. Mang thai nhờ truyền nhân điện! [Kienthuc.net.vn] 8. Truyền nhân điện giúp nam giới sinh con? http://bee.net.vn/ channel/2981/20120...ay-ba-1833708/

9. Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người, bà Hồ Thị Thu: [http://laodong.com.vn/phong-su/ gap-nguoi-dung-thien-dinh-mo-luan-xa-chua-benh-cho-6-vannguoi/107110.bld ]

10. Khả năng chữa bệnh thần kỳ của thiền mở luân xa?[http:// vtc.vn/394-371847/phong-su-kham-pha/kha-nang-chua-benhthan-ky-cua-thien-mo-luan-xa.htm]

11. “International Journal of Stress Management” thường đăng tải nhiều cuộc thí nghiệm, của bác sĩ và chuyên gia, liên hệ giữa căng thẳng (stress) và bệnh tật, nghề nghiệp, T*i n*n v.v. để có hướng giải quyết. Qua đó, chúng ta thấy căng thẳng là gốc của những biến cố xấu.

Bài 4: Thiền chánh niệm và não bộ

(Mindful Meditation and the Brain)

Tám điều ngạc nhiên về não bộ

1. Căng thẳng làm mất trí nhớ

2. Não bộ không thể làm nhiều việc cùng một lúc

3. Ngủ trưa cải thiện não bộ

4. Thị giác vượt trên các giác quan khác

5. Hướng nội và hướng ngoại

6. Thích những người có đôi chút nhầm lẫn

7. Vận động thể lực có thể kết hợp tái tạo não bộ

8. Thiền có thể tái tạo não bộ tốt hơn

“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”(1). Thánh Ghandi

Những lực sĩ, kịch sĩ, nghệ sĩ, thương gia, lãnh đạo tôn giáo… muốn thành tựu và nổi danh họ không thể thiếu một điều then chốt, đó là sức mạnh của suy nghĩ tích cực (“the power of positive thinking”).

Đủ thứ kỹ nghệ ngày càng phát triển thì, cũng không thiếu những cơn bệnh trầm kha thiếu Thu*c chữa mà nguyên nhân chính là do căng thẳng, lo âu, phiền muộn, sợ hãi, trầm cảm…, làm cho con người sống thiếu hạnh phúc, thiếu an lạc, bệnh hoạn, mau già, ch*t sớm.

Vấn nạn nầy có thể giải quyết, nếu con người biết sử dụng thiền để thay đổi tư duy từ những ý nghĩ tiêu cực thành tích cực.

Những lớp tiềm thức trong tâm của chúng ta (subconscious layers of our mind) đang bị đè nén bởi căng thẳng, bởi tham sân si…, nên mạnh dạn quyết chí đem thiền để đẩy chúng ra khỏi, tái lập một cuộc sống lâu dài hơn, có hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và đẹp hơn, mà chỉ cần một ngày vài chục phút ngồi thiền. Chúng ta còn gì để do dự chăng? Dưới đây là 8 điều ngạc nhiên(2) về sự vận hành của não bộ mà người hành thiền nên biết.

1. Căng thẳng làm mất trí nhớ

Thí nghiệm trên những con chuột cho thấy con nào bị căng thẳng lâu dài thì vùng hải mã của con đó bị teo lại. Vùng hải mã là nơi tập trung toàn bộ trí nhớ.

Vấn đề được bàn cãi là phải chăng sau khi bị chấn thương rối loạn căng thẳng thì vùng hải mã bị teo lại. Và phải chăng người nào có vùng hải mã nhỏ hơn thì có chiều hướng dễ bị chứng chấn thương rối loạn do căng thẳng(3).

2. Não bộ không thể làm nhiều việc cùng một lúc

Từ lâu, con người nghĩ rằng cùng một lúc bộ não có thể làm được nhiều việc, nhưng thí nghiệm cho thấy, đó là điều không thể có (multitasking is actually impossible).

Làm hoặc nghĩ nhiều việc cùng một lúc, não bộ hoạt động lui tới giữa các công việc ấy, chứ không phải não bộ vận hành tất cả các việc cùng một lúc (we're quickly switching back and forth between different tasks rather than doing them at the same time).

Đó là một trong nhiều lý do giải thích tại sao chúng ta nên ăn cơm trong chánh niệm, thiền hành trong chánh niệm thay vì vừa ăn vừa đọc báo, vừa thiền hành vừa nói chuyện hoặc suy nghĩ lung tung…

Thí dụ: Chúng ta làm hai nhiệm vụ A và B cùng một lúc. Ta thấy não bộ không “giải quyết” hai việc cùng thời. Thay vào đó nó chạy tới chạy lui một cách “đau khổ”, và thay vì chỉ di chuyển cho một việc, thì nó lại sử dụng phần lớn năng lượng quan trọng của não cho việc di chuyển tới lui nầy.

Lúc não bộ vận hành một việc, phần não phía trước đóng vai trò lớn. Thí dụ, lúc chúng ta cần quả cam. Thùy não vùng trước trán, bên trong, báo cho các phần còn lại của não bộ để tay chúng ta đưa về phía dĩa cam, và tâm (mind) biết ta sẽ có được quả cam hay không. Cùng lúc, nếu ta lại muốn ly nước ngọt, thì não bộ tự động phân làm hai nhiệm vụ, và mỗi nửa bán cầu não tự hoạt động riêng rẽ. Tình trạng nầy làm não bộ bị yếu, khó hoàn thành nhiệm vụ cần có, vì nguồn năng lực bị chia làm hai.

Nếu ý nghĩ thứ ba cùng lúc xuất hiện, như ta cần trái chuối. Não bộ có khả năng quên một trong ba suy nghĩ cùng lúc, và chúng sẽ tạo ra sự nhầm lẫn tai hại gấp ba lần so với khi hai nhiệm vụ mà não làm việc cùng thời.

3. Giấc ngủ trưa cải thiện hiệu năng não bộ

Chúng ta biết, giấc ngủ rất quan trọng cho bộ não, giấc ngủ trưa (naps) cũng thế:

- Làm gia tăng trí nhớ: Thí nghiệm trí nhớ trên hai nhóm người bằng cách cho họ học thuộc lòng một số vấn đề được in trên các tấm thẻ (cards). Họ được nghỉ 40 phút. Một nhóm ngủ, nhóm kia thức. Sau đó, họ được thí nghiệm trở lại. Nhóm ngủ 40 phút có điểm thí nghiệm cao hơn, trung bình 80%. Còn nhóm kia chỉ được 60% trung bình cho mỗi người.

- Thí nghiệm cho thấy, những điều học thuộc lòng, trước tiên được chứa trong vùng hải mã của não, rất mong manh (fragile) và dễ bị quên (forgotten), đặc biệt là lúc não bộ bị buộc nhớ thêm một số vấn đề khác.

Thời gian ngủ trưa, những điều đã nhớ dường như được đẩy vào vùng vỏ não mới (neocortex), các ký ức được chứa an toàn hơn, không bị chèn ép bởi những điều khác (overwrite).

4. Thị giác vượt trên các giác quan khác

(Your vision trumps all other senses)

Mặc dù thuộc một trong năm giác quan, nhưng thị hạnh nhân (amygdala) giác trội hơn tất cả các giác quan còn lại. Nghe một mẩu và các nhân liền kế nhau thông tin, ba ngày sau chỉ nhớ được 10%. Nhưng thấy một (neucleus accumbens). tấm hình thì nhớ được 65%.

Khi đọc một bản văn, não bộ phải định dạng nhiều hình nhỏ bé của các chữ để có thể hiểu mà đọc. Và như thế sẽ làm mất thì giờ…

5. Hướng nội và hướng ngoại

Những người hướng nội và hướng ngoại là do các tế bào thần kinh trong bộ não của họ quấn lại với nhau một cách khác biệt. Như vậy họ khác nhau không phải vì người hướng ngoại ưa đi ra ngoài để giao tiếp, còn người hướng nội thì tính tình e thẹn, mà do sự:

- Khác nhau trong bộ não,

- Khác nhau về di truyền,

- Khác nhau về tiếp nhận sự tưởng thưởng.

Khi họ Đ*nh b*c ăn (hay một trò chơi ăn thua nào đó), nhóm người hướng ngoại có nhiều hoạt động trong hai vùng não quan trọng: hạch cách xử lý các kích thích từ bên ngoài. Nơi người hướng ngoại, con đường tiếp nhận kích thích (cảm giác) từ mắt, tai, mũi và lưỡi, ngắn hơn so với người hướng nội. Con đường tiếp nhận này của người hướng nội dài hơn và phức tạp hơn liên quan đến các phần trong não như trí nhớ, hoạch định và giải quyết các vấn đề.

6. Thích những người có đôi chút nhầm lẫn

Ông Kevan Lee giải thích, người không bao giờ phạm lỗi sẽ có ít người chú ý hơn người thỉnh thoảng phạm lỗi. Sai lầm đôi chút tạo cho người khác chú ý đến chúng ta. Con người, ít nhiều, thường có lỗi, và đó như là một bản tính của người.

Nhà tâm lý học Elliot Aronson thí nghiệm xem điều nhận xét trên có đúng không, bằng cách kêu gọi những người tham dự nghe đoạn băng thu các câu trả lời của một câu đố. Chọn đoạn thu băng gồm cả tiếng của một người gõ trên tách cà phê. Những người tham dự cuộc thí nghiệm được yêu cầu cho điểm thích ai. Nhóm người làm đổ ly cà phê lại gây được sự chú ý và có điểm cao hơn. Điều đó cho thấy, chúng ta có khuynh hướng không thích con người quá hoàn hảo, mà thích những người có đôi chút lỡ lầm.

7. Vận động thể lực có thể kết hợp tái tạo não bộ và tăng ý chí (Exercise can reorganize the brain and boost your willpower).

Thân và tâm liên đới với nhau là điều dĩ nhiên. Hạnh phúc và luyện tập cơ thể cũng thế.

Tập thể dục suốt đời (A lifetime of exercise) làm cho nhận thức bén nhạy, nhớ dai, lý luận giỏi, tập trung chú ý tốt và giải quyết những vấn đề nhanh chóng.

Lúc vận động, não bộ nhận biết giống như lúc bị căng thẳng, nhịp đập của tim gia tăng. Để đối đầu với hiện trạng nầy, cơ thể tiết ra chất protein có tên BDNF (brain-derived neurotrophic factor). Cùng lúc, chất endorphins trong não bộ cũng được tiết ra. Chất nầy làm êm dịu sự khó chịu, chặn đứng cơn đau, giúp cho ta cảm thấy hưng phấn (euphoria), nhà nghiên cứu McGovern viết như thế.

8. Thiền có thể tái tạo não bộ tốt hơn

Tác giả bài báo viết, tôi cứ tưởng thiền chỉ giúp tôi gia tăng sự chú ý và có sự an lạc suốt ngày, nhưng không phải chỉ có thế, thiền mang đến cả khối lợi ích. Sau đây là vài thí dụ:

- Ít bị âu phiền: Điều nầy rất thích thú. Thiền nhiều, âu phiền ít (The more we meditate, the less anxiety we have). Vì lúc chúng ta thiền thì những con đường kết nối các dây thần kinh được nới lỏng (we're actually loosening the connections of particular neural pathways). Nghe có vẻ tai hại, nhưng không. Vì phần giữa vỏ não trước trán gọi là trung tâm chuyển tải ("me center") các thông tin liên hệ và những kinh nghiệm của chúng ta. Thông thường, các đường chuyển dây thần kinh đi từ cảm giác của cơ thể và những trung tâm xử lý cảm xúc sợ hãi của não bộ đến vùng "me center" rất mạnh. Lúc có biến cố như sợ hãi hoặc giận hờn thì vùng nầy bị phản ứng mạnh làm cho chúng ta sợ hãi và cảm thấy đang bị tấn công hoặc đe dọa. Khi thiền được 20 phút, thì những mối kết nối của dây thần kinh được nới lỏng. Có nghĩa là chúng ta không còn phản ứng mạnh đối với các cảm xúc trong vùng “me center”. Xem hình đính kèm:

- Nhiều sáng tạo (more Creativity): Một thí nghiệm tại Đại học Leiden University, Netherlands cho thấy, Thiền chú ý tập trung (focused-attention meditation) không có dấu hiệu làm gia tăng sự sáng tạo. Trái lại, Thiền buông thư (open-monitoring meditation) có dấu hiệu gia tăng.

- Trí nhớ tốt hơn (Better Memory): Bà Catherine Kerr, một thí nghiệm viên tại Martinos Center, nhận thấy những người thực hành Thiền Chánh niệm (mindful meditation) thì não bộ tự điều chỉnh loại bỏ những thứ làm xao lãng tâm trí và ngay cả gia tăng hiệu năng so với những người không thiền (screens out distractions and increase their productivity). Thiền, còn làm tăng gia lòng từ bi, giảm căng thẳng, cải thiện kỹ năng nhớ và gia tăng trí thông minh (Meditation has also been linked to increasing compassion, decreasing stress, improving memory skills and even increasing the amount of gray matter in the brain).

VÀI CÂU HỎI GỢI Ý GHI CHÚ

1. Lý do, ý chí quyết định sự thành công?

2. Tại sao căng thẳng làm mất trí nhớ?

3. Kể vài ích lợi của não bộ nhờ thiền.

1. (Đoạn văn tiếng Việt được lược dịch từ bản tiếng Anh do “EquiSync Support info@eocinstitute.org” gởi đến.

2. Bài viết bằng tiếng Việt, dựa theo bài “10 Surprising Things That Benefit Our Brains That You Can Do Every Day”, http://www. huffingtonpost.com/belle-beth-cooper/10-surprisin things-thatbenefit-our-brains_b_4275770.html?utm_hp_ref=meditation, Posted 11/19/2013 7:36 pm.

3. “It has been debated whether post-traumatic stress disorder (PTSD) can actually shrink the hippocampus, or whether people with naturally smaller hippocampuses are just more prone to PTSD”

Bài 5: Thiền và YOGA

Những khác biệt giữa Thiền và Yoga

Tám nhánh yoga

Sáu loại thiền

Thiền và Chánh niệm là gì?

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN VÀ YOGA (1)

Nhiều người chưa biết rõ những khác biệt giữa thiền và yoga, đôi lúc họ nói, tôi đang thiền, người khác cho biết tôi đang tập yoga. Có người nghĩ thiền và yoga giống nhau.Người khác, thì nói hai thứ rất khác biệt.

Trước hết, chúng ta nên có một hiểu biết đúng đắn về nghĩa hai từ thiền và yoga. Yoga bắt nguồn từ cổ ngữ Sankrist, có nghĩa là hợp nhất (union). Tức là kết nối giữa linh hồn (soul) và thần linh (Spirit) hay giữa cá thể (individual) và vũ trụ (universe). Mặt khác, yoga không chỉ có nghĩa là diễn tả trạng thái kết hợp mà còn có nghĩa là đạt được trạng thái kết hợp ấy.

8 NHÁNH CỦA YOGA LÀ GÌ?

Theo cuốn Yoga Sutras của nhà hiền triết Patanjali, một trong những bài viết khoa học về triết lý cơ bản của Yoga, 8 nhánh của Yoga (tiếng Phạn - Ashtanga) là: Mỗi nhánh là một khía cạnh của quá trình đạt được một lối sống lành mạnh và viên mãn, mỗi nhánh được xây dựng dựa trên nền tảng của nhánh trước đó. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc thực hành các tư thế yoga chỉ là một trong 8 nhánh mà thôi. Dưới đây là sự miêu tả về 8 nhánh:

1. Yama (Do’s) [Bước]

2. Niyama (Don’ts) [Lùi]

3. Asanas (Positions) [Đứng]

4. Pranayama (Control of breath or Life Force) [Nín thở]

5. Pratyahara (Sense Withdrawal) [Hủy cảm]

6. Dharana (Concentration) [Tập trung]

7. Dhyana (Meditation) [Trầm tư] and

8. Samadhi (Spiritual Ecstasy) [Xuất thần].

Tám nhánh của Yoga (Eight Limbs) dần dà bị biến đổi, ngày nay có nhiều tác giả diễn nghĩa 8 nhánh này ít có sự tương hợp với nhau. Tìm trên internet tiếng Anh cũng như tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy nhận định trên.

Nhiều quốc gia Tây phương, nhất là Mỹ, cởi mở hơn, theo thiền nhiều hơn yoga. Họ ồ ạt đưa thiền vào bệnh viện, trường học, trại tù, xí nghiệp, và ngay cả bộ Quốc phòng...

Ở Việt Nam, đa số mọi người nghĩ nhầm rằng, thiền chỉ dành cho các nhà tu trong chùa. Vì thế, yoga, hình như, được dân chúng sử dụng nhiều hơn thiền. Nhưng đa số ít biết, ngoài phần luyện tập thể lực, yoga sử dụng thiền để đạt được kết quả chữa trị bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, v.v...

Có liệt kê sơ lược một số lợi ích của yoga như: giảm căng thẳng, giảm cân, tăng gia năng lực và hệ miễn nhiễm, thể hình tươi đẹp. Đúng ra là có nhiều hơn nữa.

Dần dà những ý tưởng tốt đẹp lúc nguyên sơ của người sáng lập yoga bị trôi vào dĩ vãng, yoga phần lớn biến thành thương mại, nhưng vẫn ít thu hút được người lớn tuổi và thành phần có thu nhập thấp. Mỗi ngày, trung bình các thành viên yoga tập khoảng hai giờ. Tốn phí từ 500-800 ngàn đồng tiền Việt, tùy theo địa phương.

SÁU LOẠI THIỀN

THIỀN (Sanskrit: Dhyana - tĩnh lặng), là sự tập trung tâm chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ một điều gì khác (Thiền chỉ), hoặc tâm dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra).

Thiền phát xuất từ Phật Thích Ca, cách đây hai nghìn năm trăm năm. Thái tử Tất Đạt Đa Gô Ta Ma (Siddhartha Gautama) “từng trải qua sáu năm liên tục tu khổ hạnh, ép xác với các đạo sĩ danh tiếng Bà La Môn. Thái tử nhận thấy lối tu khổ hạnh và trầm tư để thể nhập với thần linh của tôn giáo nầy, không thể đưa con người ra khỏi bệnh tật và khổ đau. Do vậy, Ngài rời bỏ các bạn đồng tu, rồi đến một gốc cây đại thụ, tĩnh tọa tham thiền liên tục 49 ngày đêm và đạt sự giác ngộ về kiếp nhân sinh, và được xưng tụng là Phật (Buddha) - Bậc Tỉnh Thức, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thiền Phật giáo bắt nguồn từ đó. Chúng ta cũng nên biết, Ấn giáo chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 16. Do đó Ấn giáo không có ảnh hưởng gì đến giáo pháp của đức Thích Ca (https://vi.wikipedia.org/ wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o).

Thiền mà Phật dạy cho các đệ tử, có hai giai đoạn chính, tôi tạm gọi là hai loại thiền. Giai đoạn đầu là Thiền thể nhập với thế gian (Phật pháp bất ly thế gian pháp) để người thực hành đạt được sự an lạc của tâm và mạnh khỏe của thân. Tôi gọi là Thiền Sức khỏe (Meditation for health), và giai đoạn thứ hai là Thiền Giác ngộ (Meditation for Enlightenment).

Cách thực hành và ích lợi của Thiền sức khỏe (vì sự lợi ích của thiền và những chứng cứ của khoa học nên chúng ta có thể tạm gọi là Thiền sức khỏe). Thiền được mô tả trong nhiều bộ kinh của đạo Phật như, kinh Tứ niệm xứ, kinh Quán niệm hơi thở, kinh Quán vô lượng thọ, kinh An ban thủ ý,… Thực tế, tất cả kinh điển của nhà Phật đều quy về một điểm là hướng dẫn hành giả đạt đến giải thoát giác ngộ qua con đường thiền định.

Sáu loại thiền khác nhau tùy theo mục đích:

- Thiền Chánh niệm (Mindful meditation)

- Thiền Quán tưởng (Reflective meditation)

- Thiền Niệm chú (Mantra mediation)

- Thiền Chú ý tập trung (Focused meditation)

- Thiền quán tưởng hình ảnh (Visualisation meditation)

- Thiền thở (Breath meditation)

Hành giả có thể chọn loại thiền nào thích hợp cho mình.

Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) thường dành cho những người có trình độ Phật học cao, thường là các nhà sư. Mục đích của Thiền giác ngộ là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Tuy nhiên, bằng các thí nghiệm thực tế, các nhà khoa học hiện đại đều thống nhất quan điểm với nhau rằng: thiền có vô số lợi ích thiết thực trong việc giúp chữa trị các bệnh thuộc hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ung thư, sida, hệ thần kinh, mất ngủ, chấn thương sau thời hậu chiến…, ngoài ra còn làm tăng năng lực, trí nhớ, sắc đẹp, chữa bệnh hiếm muộn, bệnh chợ chưa đi mà tiền đã hết. hơn thế nữa, nhìn sâu xa hơn thì việc ứng dụng thiền vào quản lý vĩ mô sẽ giúp phát triển kinh tế, xí nghiệp, cải thiện nhân sinh, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc và an lạc hơn. có thể nói rằng thiền sức khỏe là một pháp-hành theo lối sống và vận hành để “phật pháp bất ly thế gian pháp”: nếu con người không có sức khỏe thì cũng khó để tu hành để đạt được giác ngộ giải thoát.

THIỀN VÀ CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

(What is meditation and mindfulness?)

Một ngày có 24 giờ, mà chúng ta thực hành thiền chỉ có một giờ, còn 23 giờ không thiền. Vậy kết quả sẽ ra sao? Ví như một người chống lại 23 người. Để chỉnh đốn điều bất cập ấy, kinh nhà Phật dạy, ngoài giờ thiền, hành giả luôn sống chánh niệm (mindful living).

Đi, đứng, nằm, ngồi (hành, trụ, tọa, ngọa) trong chánh niệm. Thực hành Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) cũng gọi là thiền.

Từ là thương. Bi là giúp người nếu có thể. Hỷ là an vui. Xả là bỏ qua không cố chấp. Do vậy ngoài giờ tọa thiền chúng ta nên tập sống với tinh thần của Tứ vô lượng tâm. Xa hơn, ta phải rèn luyện để có khả năng thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, nghề đúng, siêng năng đúng, nhớ nghĩ đúng, thiền định đúng (Tám chánh đạo). Đây chính là lối Sống thiền hoặc Thiền hành động (Meditation in action) hay Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation). Như vậy, chúng ta thực hành thiền 24/24 giờ mỗi ngày.

Nhìn thiền từ lối sống với Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như vừa mô tả, để có thể đạt được sự diệu dụng tối đa của thiền, trong một thế giới mà con người chạy đua, cuộc sống như máy, nên khoa học gia, tiến sỹ Jon Kabat-Zinn và các đồng nghiệp thực hành và mở nhiều lớp dạy Thiền chánh niệm hầu như cùng khắp cả thế giới.

Chánh niệm và thiền theo định nghĩa của tiến sỹ Kabat-Zinn.

CHÁNH NIỆM là luôn luôn ý thức, nhận biết ý nghĩ và cảm giác của mình cũng như những vật xung quanh với tâm buông xả không phân biệt tốt xấu khen chê. Chánh niệm (mindfulness) cũng có nghĩa là ý thức (awareness). Thí dụ: Lúc ăn chỉ biết ta đang ăn, lúc thiền hành chỉ biết mình đang thiền hành. Lúc đọc báo chỉ biết đang đọc báo. Chứ không phải vừa đọc báo vừa xem tivi.

THIỀN là sự thực hành đơn giản để làm quen với chính mình và với những tính chất của chánh niệm. Đó là một cách cung cấp những yếu tố tốt nhất để tâm được nhẹ nhàng, rõ ràng và hòa ái hơn. Thực hành đều đặn, thiền giúp chúng ta có một đời sống ít bệnh tật và nhiều hạnh phúc. Đó là điều mà thiền truyền thống Phật giáo thực hành trong suốt hai ngàn năm qua.

Các chuyên gia thường phát biểu, thiền mà chúng tôi sử dụng để mang lại lợi ích cho con người là Thiền Phật giáo. Nhưng chúng tôi lấy nó ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng có thể thực hành mà không cảm thấy khó chịu vì khác tín ngưỡng.

Thiền không cần ngồi xếp chân, không cần bận áo lễ, không phải đốt nhang là thiền trong thế giới hiện đại, ai cũng có thể thực hành, và học qua trực tuyến, qua máy vi tính với thời gian thích hợp. Thực hành các cách nầy chúng ta thấy giảm căng thẳng, gia tăng niềm vui, cuộc sống tươi sáng và hạnh phúc hơn.

KẾT LUẬN

Thiền và yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo thoát khỏi tam độc tham-sân-si, để cuộc đời bớt khổ, giảm bệnh tật ngay trong giây phút hiện tại (Thiền Sức khỏe). Trong tương lai, thiền cũng là chiếc bè giúp cho hành giả vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).

Tất cả các loại thiền tập đều không tốn tiền, không tranh giành với ai, không sợ cạn kiệt nguồn thiền. Mỗi ngày chỉ cần thiền vài chục phút là có kết quả chữa trị vô số bệnh tật, như khoa học đã chứng minh mà tôi trích dẫn rất nhiều chứng cớ trong sách nầy. Ngoài ra, đi - đứng - nằm - ngồi, suy nghĩ và hành động luôn luôn chánh niệm (mindfulness) trong tinh thần Tứ vô lượng tâm và Bát chánh đạo như đã trình bày bên trên. Đó là Thiền Chánh niệm.

Còn yoga, nguyên thủy là một lối tu để thể nhập giữa cá nhân với vũ trụ, giữa linh hồn với thần linh. Hiền triết Patanjali tạo lập yoga có 8 nhánh. Những phương pháp thực hành trong 8 nhánh nầy như cách ứng xử đối với người khác, cách ứng xử đối với bản thân, luyện tập các tư thế yoga, điều khiển hơi thở, kiểm soát các giác quan, tập trung tâm trí, thiền định, và hợp nhất cá nhân hay linh hồn với vũ trụ có tác dụng làm cho người thực tập mạnh khỏe và chữa trị được một số bệnh tật. Nhưng hiệu quả thì không thể sánh với thiền, nhất là Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation). Thêm vào đó, phần tập thể dục theo các tư thế yoga thì không thích hợp cho người lớn tuổi, mỗi ngày tập 2 giờ và chưa kể học phí khoảng từ 500- 800 ngàn đồng mỗi tháng tùy theo vùng.

1. Tóm lược sự khác biệt giữa thiền và yoga

2. Thiền sức khỏe khác Thiền giác ngộ như thế nào?3. Liệt kê vài lợi ích của thiền và yoga

4. Thiền Chánh niệm là gì?

5. tại sao một số cơ quan thích dùng yoga hơn thiền?6. việc chuyển hóa xã hội và lành mạnh quần sinh 7. bạn chọn thiền hay yoga? lý do?

VÀI CÂU HỎI GỢI Ý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguồn: Images for Meditation and Yoga and or www.google http://www.indiatimes.com/health/tips-tricks/ayurveda-what-isdifference-between-yoga-meditation-243051.html https://sites. google.com/a/vnyoga.com/vn/8-bac-thuc-hanh-cua-yoga Nguồn:

- https://sites.google.com/a/vnyoga.com/vn/8-bac-thuc-hanh-cuayoga

- https://www.headspace.com/faqs/category/our-approach-to-medi tation-and-mindfulness

- http://www.wildmind.org/applied/daily-life/what-is-mindfulness,

- http://www.cbsnews.com/news/mindfulness-anderson-cooper- 60-minutes/

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết giảng cho giới chính trị gia Thái Lan, đề tài "Lắng nghe sợ hãi". Thái Lan, thứ sáu, 29.03.2013, tại Đại học Mahidol, (ảnh Làng Mai).

Bài 6: Thiền và sắc đẹp (Meditation & beauty)

Nhan sắc và thành công:

4 lý do thiền là đẹp

5 lợi ích của thiền cho sắc đẹp

12 cách làm cho da đẹp

NHAN SẮC VÀ THÀNH CÔNG

Nhan sắc, không chỉ giới hạn cho riêng phái liễu yếu đào tơ mà còn cả nam giới nữa. Sắc đẹp ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề ngoại giao, nghề nghiệp và cuộc sống…

Trong cuốn “Sắc đẹp hái ra tiền - Tại sao người có ngoại hình hấp dẫn thì dễ thành công hơn?” (Beauty Pays: Why Attractive People Are More Successful), tiến sĩ Daniel Hamermesh, (giáo sư kinh tế tại đại học Texas, Austin, Mỹ), cho thấy, ai đẹp thì người ấy có thể kiếm thêm được từ 3-4% lợi tức so với những người cùng hạng nhưng có nhan sắc trung bình. Tổng số tiền kiếm được rất lớn, 230.000 ngàn mỹ kim kể từ lúc tuổi được cho phép làm việc đến lúc về hưu, 65 tuổi. Và một người có nhan sắc trung bình cũng kiếm được 140.000 mỹ kim nhiều hơn, so với người xấu trai hoặc xấu gái(1).

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, một người vui tính (personal pleasure) không chỉ có thể kiếm được nhiều tiền hơn mà có thể kiếm được người bạn đời đẹp và lương cao.

Những chính khách dễ nhìn cũng kiếm được nhiều phiếu của cử tri.

Thầy giáo có ngoại hình đẹp thì học sinh và sinh viên thích học hơn(2).

Qua vài nghiên cứu vừa dẫn, chúng ta có chứng cứ để biết ngoại hình dễ nhìn đã ảnh hưởng như thế nào đến nghề nghiệp, cũng như dễ thành công hơn về mọi mặt trong cuộc sống.

Phần lớn, quý cô quý bà, có thể thiếu thức ăn trong nhà nhưng mỹ phẩm thì lúc nào cũng có sẵn. Chí ít trong bóp luôn có hộp phấn thoa da và cây son cho làn môi đỏ. Có thể nói, không có phái đẹp thì không những kỹ nghệ mỹ phẩm phải dẹp mà các tiệm áo quần cũng lặng lẽ ra đi.

Cách nào giúp chúng ta có được một ngoại hình tương đối quyến rũ mà không tốn tiền, hoặc tốn rất tối thiểu?

Thiền có khả năng trả lời câu hỏi ấy.

Thực tập thiền làm giảm căng thẳng, giúp da trẻ lại, và chuyển hóa các tế bào xuống cấp.

BỐN PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẸP

1. Tâm hồn đẹp, ngoại hình hấp dẫn

Vì đa số ai cũng bận rộn, giả thiết mỗi ngày chỉ có thể để dành khoảng 40 phút cho hai lần ngồi thiền. Thời lượng nầy quá ít so với thời gian còn lại trong ngày là 23 giờ 20 phút. Do đó, các chuyên gia đã rút ra 5 yếu tố cần có trong mỗi người để tâm chúng ta được an lạc, và sự an lạc sẽ góp phần làm gia tăng sắc đẹp.

Năm yếu tố ấy là là bình thản (calm), biết ơn (grateful), trong sáng (clear), thảnh thơi (spontaneous, và quan tâm đến (caring,) người xung quanh(3). Truyền thống tín ngưỡng Tây phương cũng dạy “bác ái, vị tha, tình huynh đệ”. Tín lý Phật giáo là “từ, bi, hỷ, xả”; thương người, giúp tha nhân bớt khổ, vui vẻ, không cố chấp (Tứ vô lượng tâm).

Tập sống với các đức hạnh nêu trên, thiền gia gọi đó là “Thiền chánh niệm trong hành động” (Mindfulness meditation in action). Có nghĩa là, trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, làm việc… chúng ta luôn giữ tâm an lạc hướng thiện, yêu đời và yêu người. Một tâm tư thiện lành như thế sẽ góp phần cải tiến sắc đẹp rất đáng kể, mà chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong các phần kế tiếp.

2. Thiền cho làn da đẹp

Theo sách, “Meditation for Beautiful Skin”(4), một làn da đẹp, nhìn trẻ hơn 10 tuổi, không phải có được nhờ giải phẫu thẩm mỹ hoặc massage da mặt, mà đạt được do thiền. Bài báo viết, theo các chuyên gia trên thế giới, thiền là một trong rất ít phương pháp thực tập làm giảm căng thẳng, giúp da trẻ lại, và chuyển hóa các tế bào bị xuống cấp.

Thực tập đúng cách và đều đặn, thì thiền tựa như một liều Thu*c chống lão hóa, tẩy rửa da và làm cho ngoại hình trẻ ra. (The effect of meditation, when practiced properly and consistently, is like an anti-aging pill that cleanses your skin and physical rejuvenates your complexion).

3. Tại sao thiền có những công hiệu quý giá ấy?

- Thiền giúp tâm được nghỉ ngơi, từ đó tạo ra những dưỡng chất tiềm tàng trong cơ thể và phát sinh những tinh chất mới. Những năng lượng tiềm tàng nầy đi đến các tế bào và các mô thần kinh da và, từ từ biến thành một dưỡng chất nuôi da.

- Theo bài viết, những bậc thầy trong truyền thống Đông phương như các đạo sĩ, lúc chú tâm phát minh phương pháp làm cho cơ thể con người được trẻ trung, đều đưa đến kết luận rằng “Thiền là phương pháp tốt nhất chữa trị được bệnh tật, chống lão hóa, giúp ta có một ngoại hình đẹp, và trẻ hóa làn da tối đa”. (Taoists (?) since they've focused on creating techniques that youthen your physical body - have come to the conclusion that meditation is the best way to heal disease, defeat aging and help you look your very best, including rejuvenating your skin to maximum beauty).

- Thiền cũng giúp giảm cân, tránh căng thẳng (stress) và phát triển một vóc dáng đẹp hơn. (Meditation helps you lose weight, get rid of stress and develop a more beautiful shape).

4. “Thiền có thể làm cho bạn đẹp hơn không?” (Can Meditation Make You More Beautiful?).

Đó là tựa đề của một bài viết khác trên mạng như được trình bày dưới đây(5).

Tác giả cho biết, kỹ nghệ sắc đẹp của Mỹ mỗi năm đạt doanh số đến 60 tỉ mỹ kim. Một số tiền rất lớn. Trong lúc, có rất nhiều phương thức cho một lối sống cân đối thích hợp cũng mang đến một ngoại hình hấp dẫn mà hầu như con người chưa quan tâm đúng mức. Đó là Thiền. Nhưng có chắc thế không? Tác giả bài viết đặt câu hỏi, và nhận định: Đẹp chỉ là một lớp vỏ bên ngoài, nhưng thực tế là nó đi sâu hơn (beauty is only “skin deep” but it actually goes deeper).

Báo viết tiếp, muốn ngoại hình đẹp, điều trọng yếu là bên trong, lục phủ ngũ tạng, phải khỏe mạnh. Rõ hơn, cơ thể, tâm tính và cảm xúc phải lành mạnh. Thiền là một phép lạ cho các lĩnh vực nầy mà không tốn một xu nào. Tại sao vậy?

Vì thiền làm cho tim mạnh khỏe, máu huyết lưu chuyển đến các tế bào da làm cho da trở nên ấn tượng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hành thiền đều đặn thì hệ miễn nhiễm gia tăng. Bên trong khỏe mạnh, bên ngoài hồng tươi. Đó là một trong những lợi ích của thiền.

Chúng ta biết rằng lúc căng thẳng xảy ra, não bộ nhận biết tình huống nầy để phản ứng chống lại hoặc bỏ chạy (fight or flight). Lúc ấy chất hóa học cortisol được tiết ra làm cho khuôn mặt nổi mụn (acne) và mập, mỡ tích tụ những vùng khuyết và ngay cả hai cẳng chân. Thiền làm giảm căng thẳng nên chất cortisol biến mất, mụn cám, mụn cóc, béo phì được cải thiện, mang đến một ngoại hình xinh đẹp (look great).

“Thiền cảm xúc” (Emotional meditation) có thể cải tiến thái độ ứng xử, bên cạnh đó làm giảm căng thẳng giúp nhận thức được cuộc sống hiện tại, tin tưởng vào chính mình và vui vẻ hơn. Một người có nhiều hạnh phúc thì người ấy có những nụ cười an lạc. Do đó, người ta thường nói khuôn mặt đẹp, không thể thiếu một nụ cười. Có gì gợi cảm hơn và đẹp hơn lúc có một nụ cười duyên và từ ái. Nhiều lúc nụ cười nầy làm cho người khác lén nhìn, đêm về trằn trọc khó ngủ!

Có lúc nào bạn nhìn khuôn mặt của những người hành thiền đơn giản và đều đặn? Bài báo viết, nhìn vào các tăng ni Phật giáo chẳng hạn, họ không bao giờ trang Thượng tọa Thiền sinh điểm, nhưng họ luôn có một Ricard Matthewkhoa học gia khuôn mặt đẹp và rạng rỡ khó so sánh (Look a Buddhist monks and nuns for example. None of them wear cosmetics, but they have a beauty and radiance in their faces that is unmatched).

Chúng ta thường đi tìm sắc đẹp bên ngoài, nhưng quên rằng sắc đẹp đến từ bên trong mà thiền có thể mang lại.

Mặc dù không đến từ trong chai hoặc từ hộp đựng đồ trang điểm, nhưng thiền có thể làm cho chúng ta đẹp hơn từ tinh thần đến thể chất. Không thể có một loại dưỡng chất nào cho sắc đẹp mà thiếu thiền (No beauty regiment should be without it!).

Thiền làm giảm căng thẳng: thực hành thiền hằng ngày bạn có thể tự rèn luyện để thay thế tình trạng phản ứng chống lại hay bỏ chạy (fight or flight), điều mà bác sĩ

Herbert Benson tại Đại học Harvard gọi là “hiệu ứng của thư giãn” (relaxation response).

Thiền làm giảm cân? (Meditation may help you lose weight?).

Câu trả lời là không? Vì thiền không thể làm gì khác hơn nếu bạn cứ tối nào cũng ăn cả đống kẹo sô-cô-la. Nhưng thiền có thể giúp bạn tự nhận thức (a self-awareness) để không còn vô ý (mindless) ăn cả ki-lô sô-cô-la. Trong một cuộc thí nghiệm cho thấy, những người thích ăn nhậu nhưng có hành thiền, thì họ giảm những cuộc ăn nhậu quá độ của họ hơn một nửa (binge eaters who practiced meditation cut their incidences of overeating by more than half). Thí nghiệm nầy cho thấy, những người say mê ăn uống, có thể tự động hạn chế việc ăn uống quá độ nếu họ hành thiền.

Thiền giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe Những thí nghiệm về sự tăng trưởng cơ thể cho thấy, mỗi ngày để dành một thời gian ngắn, ngồi yên lặng và thở là một trong những cách tốt nhất và dễ nhất để cải thiện tâm trạng, sức khỏe và ngay cả ngoại hình. (Taking a short break every day just to sit quietly and breathe is one of the best and easiest ways to improve your mood, your health and even your looks).

Thiền có thể làm cho con người thông minh hơn Nhờ sự tập luyện hằng ngày làm cho cơ thể tốt hơn. Cũng thế, thiền làm cho não bộ tốt hơn. Sau vài tuần tập luyện đều đặn, bạn sẽ thấy sự tập trung, nhận thức rõ ràng và sự tỉnh táo được cải tiến. Chụp hình não bộ của những người hành thiền (brain scans of meditators) cho thấy, não bộ sản xuất ra nhiều làn sóng gamma, đây là một loại điện từ chính dùng để tập trung, ghi nhớ và tạo thành những liên hệ giữa các phần khác nhau của não bộ.

Thiền cải thiện làn da Thí nghiệm cho thấy, bệnh vảy nến (psoriasis) làm bệnh nhân ngứa và da nổi vảy, trong khi chữa trị bằng tia tử ngoại màu tím (7), cùng lúc họ được cho nghe nhạc thiền, kết quả bệnh nhân được chữa lành gấp 4 lần nhanh hơn so với người không nghe nhạc thiền.

Tại sao vậy?

Vì thiền kích hoạt khả năng tự chữa của cơ thể đồng thời làm giảm căng thẳng vì, căng thẳng có thể làm cho bệnh vảy nến bùng phát hoặc mặt nổi mụn.

NĂM LỢI ÍCH CỦA THIỀN CHO SẮC ĐẸP

(The Benefits of Meditation)

“Quá căng thẳng, làm việc nhiều, quá mập ư?

Bà trả lời: “Bạn hãy quên đi những câu hỏi ấy và nên thiền”. Theo bà Shelley Levitt, Thiền có 5 lợi ích(6):

“Thiền tập chẳng phải tốn tiền,

Thân an tâm lạc là tiên trên đời”

Tâm Hòa

NGHỆ THUẬT SỐNG

12 CÁCH LÀM CHO DA ĐẸP TỰ NHIÊN

1. Thiền càng nhiều, sắc đẹp càng tăng (The more you meditate, the more you radiate).

2. Sắc đẹp là một hiện tượng bên trong. “Sắc đẹp không ở đối tượng, không ở trong con người, ngay cả không phải trong mắt của người ngắm.

Nó nằm ở trong tâm chúng ta” (Sri Sri Á hậu Trương Thị May Ravi Shankar) “và sắc đẹp nầy nằm trong tim phản ảnh tự nhiên như ánh sáng (radiance) bên trong tỏa ra đến khuôn mặt”(8).

3. Mồ hôi. Nên đi bộ cho ra mồ hôi để máu huyết dễ lưu thông. Nhớ tắm nước mát sau đó.

4. Luôn quán chiếu hơi thở. Mỗi lúc thở sâu, những độc tố sẽ thoát ra ngoài, làm cho toàn cơ thể được thông thoáng, làn da tươi trẻ và đầy sinh lực.

5. Nên biết về làn da và thức ăn. Da khô hay dầu? Cơ thể cần những thức ăn gì? Nhiều rau, củ, quả, ít dầu mỡ, ít đồ chiên, ít cay và mặn. Những yếu tố nầy góp phần vào việc tăng gia sức khỏe và có một làn da mịn, dễ nhìn.

6. Mỗi tuần nên dành một thời lượng ngắn cho làn da. Thoa vài giọt dầu thích hợp như dầu dừa, dầu quả hạnh nhân (almond). Đây là hai trong những chất dưỡng da hữu hiệu.

7. Thần chú của sắc đẹp (beauty mantra). Bài báo đặt câu hỏi: “Phải chăng thở đúng cách, có thể làm cho bạn khỏi bị tàn nhang và mụn nhọt? Câu trả lời: Đúng vậy”. (Do you think breathing right could rid you of spots and pimples? Yes, its true!). Vì lúc cơ thể được thư giãn thì những kết quả bên ngoài như nổi mụn, nổi ban do căng thẳng sẽ được giảm thiểu. Thở đúng cách sẽ làm giảm các căng thẳng chất chứa lâu ngày từ thân và tâm của chúng ta, mang lại sự cân bằng và hòa điệu các thể tạng của cơ thể. Thiền càng nhiều, càng thêm rạng rỡ (The more you meditate, the more you radiate).

8. Trong đẹp ngoài thanh. Người ngồi thiền có thể làm cho bên trong lẫn bên ngoài tươi đẹp… mà không cần trang điểm (Meditators shine from within and without… often with riddance to make-up).

9. Im lặng là vàng (Silence is truly golden). Im lặng duy trì được nhiều năng lượng. Ích lợi của im lặng, cộng với thiền, bạn sẽ ngạc nhiên, vì hai thứ nầy sẽ mang đến cho bạn một làn da sáng đẹp.

10. An tâm bằng mọi giá. Nếu bạn không vui, bạn giận hờn, chán nản hoặc buồn, thì khuôn mặt dĩ nhiên là không đẹp chút nào. Do vậy, hãy luôn giữ cho mình một tâm hồn an lạc và vui vẻ. Muốn được vậy, thiền là con đường duy nhất và cần thiết.

11. Tại sao không. Chúng ta phải theo dõi quá trình của tuổi tác, đừng để bị nhăn và nám da. Nhìn thấy đẹp thường đồng nghĩa với nhìn thấy trẻ, và cảm giác thấy trẻ thì nhìn cũng thấy trẻ. Thiền giúp làm chậm tiến trình của tuổi tác một cách tự nhiên và duy trì sự trẻ trung tươi đẹp.

12. Hãy uốn nắn những cơ bắp của khuôn mặt. Bạn cần một cái gì đó để hoàn thiện sự dễ nhìn, đó là nụ cười (your smile). Trong lúc chúng ta tốn phí nhiều thì giờ, sức lực và tiền bạc để cung phụng cơ thể và nhan sắc, nhưng quên phát triển niềm vui và hạnh phúc bên trong. Vì vậy, hãy mỉm cười nhiều hơn, bạn được đẹp và làm cho thế giới đẹp thêm.

Chúng tôi không nói dối đâu, những đề nghị nầy có thể thực hiện được, bài báo viết như thế.

Trong cuốn “The How Of Happiness”, giáo sư Sonja Lyubomirsky sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy, di truyền cha mẹ cho con là 50% theo hình chiếc bánh bên dưới (màu đỏ).

Con tự tạo thêm 40 % (màu xanh). Hoàn cảnh chiếm 10 % (màu vàng).

Do đó, nếu cha mẹ có một đời sống hạnh phúc an lạc nhờ thiền, thì đứa con sẽ có thể được ảnh hưởng 50%. Tự nó, bắt chước cha mẹ sống đời đạo hạnh thì nó có thêm 40%. Tổng cộng là 90%.

Như thế, đứa cháu sinh ra có cơ hội gần như mong muốn: đẹp, thông minh, đạo đức. Do đó, thiền có thể tạo cho thế hệ thứ ba một dân tộc hầu như hoàn hảo?

Sắc đẹp ảnh hưởng rất sâu rộng trong tất cả các ngành nghề và cuộc sống của chúng ta. Kỹ nghệ sắc đẹp của Mỹ mỗi năm đạt doanh thu đến 60 tỉ mỹ kim. Điều đó cho thấy sắc đẹp cần thiết đến dường nào. Nhưng sắc đẹp không đến từ bên ngoài qua một lớp mỹ phẩm phủ lên những làn da nám và nhiều mụn nằm bên dưới lớp phấn son.

Làn da không đẹp tự nhiên và lâu dài vì phần lớn do tâm bất an, buồn phiền, giận hờn, lo âu, sợ hãi… Tình trạng nầy làm cho chất cortisol tiết ra, làm cho da bị sần sùi, nổi mụn và nám…

Thiền có khả năng giúp con người thư thái hết căng thẳng để cơ thể được khỏe mạnh, tái lập quân bình tâm và thân, các dưỡng chất được phục hồi làm cho con người có một làn da hấp dẫn, mái tóc óng mượt. Đó phải chăng là một trong những trợ duyên cho cuộc hành trình trong thế giới ta bà nầy?

Chúng ta đừng quên câu ca dao cần nhớ, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Thiền có thể giúp chúng ta đạt được, phần nào, hai loại sắc đẹp ấy. Đẹp nết, đẹp người và có một nụ cười an lạc tươi trẻ. Đó là hành trang có thể giúp chúng ta dễ thành tựu ước muốn trong trường đời.

Trên đây là những gì tôi nghiên cứu qua sách, báo và mạng. Quý vị có thể tìm hiểu và bổ túc thêm để tránh lạc dẫn, nếu có. Chúc quý vị tâm và thân được an lạc và đẹp, để quốc gia có một dân tộc thêm nhiều ấn tượng và phú cường.

Tóm lược

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Có bao nhiêu yếu tố làm cho con người đẹp hơn?

2. Lợi ích của sắc đẹp?

3. Trẻ ra già chậm nhờ thiền?

4. Kể một số lợi ích của thiền.

5. Sự liên đới giữa thiền - hiền và phúc hậu?

TÀI LIỆU VÀ CHÚ THÍCH

(1) Hamermesh, Daniel, PhD. “Beauty Pays: Why Attractive People

Are More Successful?”, http://press.princeton.edu/titles/9516.html

(2) Hamermesh, Daniel, PhD, “Gray Matter Ugly? You May Have a Case”. The New York Times, Sunday Review. The Original Pages, August 27, 2011, http://www.nytimes.com/2011/08/28/ opinion/sunday/ugly-you-may-have-a-case.html?_r=0

(3) HuffPost Healthy Living .Meditation In Action: “5 Ways Mindfulness Can Help You Discover Inner Beauty”. By Headspace,http://www.huffingtonpost.com/2013/07/08/ meditation-in-action-beautiful-mind_n_3559050.html,. Posted: 07/08/2013 8:16 am EDT Updated: 07/09/2013 1:32 pm ED

(4) (Meditation for Beautiful Skin), http://www.meditationexpert. com/BeautifulSkin.htm

(5) HealthFashionBeauty.com

(6) Shelley Levitt, “Life & Beauty weekly”, http://www.

lifeandbeautyweekly.com/#axzz3x2UnVfe9

(7) Nguồn: Sức khỏe và đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

(8) THE ART OF LIVING (Nghệ thuật sống), http://www.artofliving.org/us-e

Tác giả: Hồng Quang

Còn nữa...

Hồng Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/thien-suc-khoe-hanh-phuc-va-thang-tien-xa-hoi-p3-d29698.html)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Năm mẹo nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, có kiểm soát và có khả năng đối phó tốt hơn với những thăng trầm trong cuộc sống.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY