Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thiếu xe cứu thương Covid-19

TP HCM-Bệnh viện dã chiến số 1, số 3 mỗi nơi có 2 xe cứu thương trong khi hơn 2.500 đến 4.500 bệnh nhân. Xe chạy liên tục ngày đêm vẫn không đủ phục vụ nhu cầu sử dụng, gồm chuyển tuyến cho F0 trở nặng.

Đêm 16/7, một bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến thu dung điều trị covid-19 số 3 (khu nhà tái định cư phường an khánh, tp thủ đức) trở nặng, khó thở. các bác sĩ đo mạch, huyết áp, nồng độ oxy trong máu, vừa hỗ trợ cho thở oxy, vừa liên hệ xe cấp cứu chuyển bệnh tới cơ sở điều trị covid-19 tuyến trên. trong thời gian chờ xe tới, nhân viên y tế túc trực sát bên người bệnh, trấn an tinh thần và theo dõi sát sinh hiệu, can thiệp kịp thời nếu bệnh diễn tiến nhanh.

Hơn chục phút sau, xe cứu thương mới có mặt. khi đã đưa người bệnh lên xe cứu thương an toàn, tiếng còi hụ vọng lại không còn và không còn f0 cần hỗ trợ khẩn cấp, các y bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm. bác sĩ trần văn khanh, giám đốc bệnh viện dã chiến số 3, chia sẻ với vnexpress, rằng ngày nào bệnh viện cũng trải qua những tình huống "thót tim" như vậy.

Đang điều trị gần 2.100 bệnh nhân, mỗi ngày khoảng 7-10 ca trở nặng phải chuyển viện, trong khi đó bệnh viện dã chiến số 3 chỉ có hai xe cứu thương, được hỗ trợ từ bệnh viện lê văn thịnh và trung tâm cấp cứu 115. khi có ca diễn tiến nặng đột ngột, cần chuyển tuyến ngay, bệnh viện gặp khó vì không phải lúc nào xe cứu thương cũng đang trống hay có sẵn ở bệnh viện.

Ngoài nhiệm vụ khẩn luôn đặt lên hàng đầu là vận chuyển bệnh nhân nặng, xe cứu thương còn phải đưa bệnh nhân đi chụp X-quang, chuyển F0 từ khu cách ly tập trung về bệnh viện và ngược lại, chuyển bệnh nhân giữa các khu, chuyển mẫu xét nghiệm, chuyển trang thiết bị vật tư y tế...

Hai xe cứu thương tại đây luôn hoạt động hết công suất 24/24h nhưng vẫn không xuể so với khối lượng công việc. Do đó, có thực tế một số bệnh nhân trở nặng đã phải chờ đợi, bị chậm trễ quá trình chuyển viện.

"Chúng tôi đã đề nghị mua thêm xe cứu thương, nhưng tình hình dịch như thế này có lẽ rất khó để có xe sớm. Nếu thêm xe, nhân viên y tế và bệnh nhân đều yên tâm hơn", bác sĩ Khanh nói.

Nhân viên y tế cấp cứu cho nữ bệnh nhân covid-19 không triệu chứng đột ngột trở nặng trưa 13/7, tại bệnh viện dã chiến số 4 trước khi chuyển lên tuyến trên điều trị tích cực. ảnh: bệnh viện nhi đồng thành phố.

Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị covid-19 số 1 (ký túc xá trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, thuộc đại học quốc gia tp hcm, bình dương), tình trạng thiếu xe cứu thương cũng tương tự. bác sĩ nguyễn thành tâm, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, cho biết bệnh viện thu dung khoảng 4.500 bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, song chỉ có hai chiếc xe cứu thương.

Trong khi đó, mỗi ngày đều có 15-30 F0 diễn tiến từ nhẹ sang nặng. Đã nhiều lần xảy ra tình huống chuyến xe trước vừa rời khỏi bệnh viện thì có một vài bệnh nhân khác tiếp tục trở nặng. Xe lúc này không thể quay lại, bệnh nhân buộc phải chờ. Bốn tài xế luân phiên điều khiển hai chiếc xe cứu thương chạy xuyên suốt ngày đêm không nghỉ.

Để tiết kiệm thời gian, các bác sĩ sắp xếp 2-3 bệnh nhân đi chung một xe. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tình thế, vì theo quy định, mỗi xe chỉ được chuyển một bệnh nhân. Song, nếu để bệnh nhân chờ đợi quá lâu, không những ảnh hưởng đến người bệnh mà còn có thể gây ùn ứ tạm thời, theo bác sĩ Tâm.

Một doanh nghiệp đã cho bệnh viện dã chiến số 1 mượn 4 chiếc xe 16 chỗ ngồi. thế nhưng, thiết kế loại xe này không an toàn để phục vụ vận chuyển f0, xe không thể trang bị thiết bị cấp cứu, không có tấm chắn giữa tài xế và phía sau... những xe này lại thường xuyên chở nhân viên y tế, nên chỉ những trường "cực kỳ khẩn cấp", bệnh viện mới trưng dụng để chở f0, sau đó phải khử khuẩn kỹ càng.

Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ không có xe cứu thương riêng, phải đi mượn ở một số nơi trong thời gian ngắn hạn.

Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng, giám đốc, ngoài chiếc xe vừa mượn được từ Bệnh viện Chợ Rẫy chiều 16/7, bệnh viện trước nay sử dụng một chiếc xe cứu thương có tuổi đời hơn 10 năm. Bệnh nhân suy hô hấp, hỗ trợ thở oxy, được vận chuyển bằng xe này. Bệnh nhân suy hô hấp nặng, phải thở máy, phải chuyển các bệnh viện điều trị Covid-19 chuyên sâu như Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới hay Trung tâm Hồi sức Covid-19, không phù hợp để vận chuyển bằng chiếc xe này.

"Chiếc xe cứu thương đời cũ không kết nối được với trang thiết bị cần sử dụng để cấp cứu cho người bệnh nặng trên đường chuyển viện, những thiết bị sẵn có trên xe lại không phù hợp. Trường hợp này, chúng tôi buộc phải liên hệ và chờ đợi hỗ trợ từ Trung tâm Cấp cứu 115", bác sĩ Hùng nói.

Xe của Trung tâm Cấp cứu 115 lại cũng đang hoạt động hết công suất. Từ trung tâm thành phố, sắp xếp xe, chạy xuống tới Cần Giờ, quãng đường 60-70 km, cần 2-3 giờ. Với bệnh nhân nặng, phải chờ đợi lâu như vậy có thể ảnh hưởng đến thời gian "vàng" can thiệp điều trị.

"Chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong có thêm một chiếc xe cứu thương để đưa F0 trở nặng chuyển viện để can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ Tu vong", bác sĩ Hùng chia sẻ.

Xe cứu thương đưa bệnh nhân f0 từ các khu cách ly tập trung, cách ly tạm... đến bệnh viện dã chiến số 1 cách ly điều trị. ảnh: bác sĩ nguyễn thành tâm.

Ngày 16/7, sở y tế ủy quyền cho trung tâm cấp cứu 115 chịu trách nhiệm điều phối, đưa f0 đến các bệnh viện chuyên cách ly, điều trị covid-19 phù hợp, "không để người bệnh lưu tại địa phương quá 12 giờ". sở cũng huy động các bệnh viện tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn hỗ trợ xe cứu thương vận chuyển f0.

Xe cấp cứu tại TP HCM hiện nay ưu tiên vận chuyển người bệnh có triệu chứng, triệu chứng nặng hoặc nguy kịch đến các bệnh viện điều trị Covid-19, bệnh viện hồi sức chuyên sâu, như Trưng Vương, Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới... hay Trung tâm Hồi sức Covid-19, tương ứng với các cơ sở điều trị theo mô hình "tháp 4 tầng".

Riêng ở tầng thứ nhất, xe của trung tâm cấp cứu 115 thường trực tại 11 bệnh viện dã chiến 24/7, để chuyển bệnh nhân chuyển nặng đến bệnh viện tầng trên kịp thời.

Do số bệnh nhân quá đông, số xe cứu thương ít, từ cuối tháng 6, Sở Y tế và Sở Giao thông Vận tải đã huy động 200 xe khách chuyên dụng vận chuyển F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Các xe này có kết cấu khoang riêng biệt giữa người bệnh và nhân viên y tế và tài xế. Số lượng và chủng loại xe đa dạng đáp ứng theo nhu cầu số lượng người cần vận chuyển.

Tài xế tham gia vận chuyển được tiêm vaccine phòng Covid-19, được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng trang phục phòng hộ, vệ sinh khử khuẩn phương tiện, thiết bị theo phương tiện vận chuyển, tuân thủ các quy định phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế và tài xế ngoài ngành y cũng tình nguyện tham gia vận chuyển F0 tại TP HCM.

Thư Anh

Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thieu-xe-cuu-thuong-covid-19-4325966.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY