Dinh dưỡng hôm nay

Thói quen gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế biến thực phẩm sai cách là yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng anh nguyễn - bệnh viện hoàng gia worcester (anh) cho biết, một hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp trẻ nâng cao miễn dịch, phát triển thể chất, trí não toàn diện. thực tế, những thói quen chưa đúng từ mẹ đang khiến hệ tiêu hóa của bé gặp phải những "gánh nặng" không nhỏ.

Rối loạn tiêu hóa từ chế độ ăn uống

Đường ruột có hơn 100 triệu nơron thần kinh, chiếm khoảng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể. do đó, hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sức đề kháng, cung cấp năng lượng nuôi sống cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. chính vì vậy, đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển vàng, việc nuôi dưỡng và bảo vệ hệ tiêu hóa rất cần thiết.

Tuy nhiên, theo số liệu của viện dinh dưỡng việt nam, khoảng 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn, khám bệnh có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. nguyên nhân hàng đầu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong những năm tháng đầu đời như: cho ăn dặm quá sớm, chuẩn bị thực đơn mất cân bằng dinh dưỡng vì chế độ "thừa thịt ít rau"...

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ phát triển toàn diện trí não, sức đề kháng. ảnh: shutterstock.

Thực đơn thừa đạm, thiếu rau là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tai hại lên hệ tiêu hóa của bé. trên thực tế, cho trẻ ăn rau quả không dễ bởi trẻ cảm thấy rau quả cứng, khó nhai, nhiều loại lại có các vị tanh, đắng đặc trưng.

Nhiều bậc phụ huynh tìm các cách khác nhau giúp trẻ dễ ăn rau như: xay nhuyễn, thái nhỏ hoặc bí mật cho rau củ quả vào món ăn yêu thích của bé, giảm vị đắng của rau với chanh hoặc chần qua nước sôi, cùng con vào bếp tạo hứng thú... Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc lựa chọn loại rau quả bổ dưỡng hay cách chế biến khiến cho trẻ ăn nhiều, bố mẹ còn cần quan tâm đến chất lượng thực phẩm.

Sai lầm trong sơ chế thực phẩm

Thực tế, đa phần người tiêu dùng thường mắc sai lầm ngay từ bước sơ chế đơn giản đầu tiên là rửa rau quả. nhiều bà nội trợ có thói quen cắt rau rồi mới mang đi rửa, khiến một lượng lớn vitamin hòa tan trong nước. người nội trợ cẩn thận mang rau đi chần nước sôi rồi mới sơ chế, việc này khiến rau củ mất đi phần lớn chất dinh dưỡng cần thiết.

Đặc biệt, thói quen rửa rau bằng nước thường hoặc pha với tỷ lệ muối, dấm tùy ý khó có thể rửa sạch các tạp chất, ký sinh trùng, dư lượng Thu*c trừ sâu, Thu*c bảo vệ thực vật còn sót lại trên rau quả. thậm chí, điều này còn có thể gây ngộ độc thực phẩm hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ về mặt lâu dài.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn. Ảnh: NVCC.

Chuyên gia dinh dưỡng anh nguyễn nhấn mạnh, không đảm bảo an toàn thực phẩm là nguyên nhân thường gặp dẫn đến vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ. rau củ quả thường rất dễ nhiễm khuẩn hay tồn dư Thu*c trừ sâu trên bề mặt. viện hàn lâm nhi khoa mỹ từng nhấn mạnh rằng, cùng hàm lượng các chất hóa học gây hại (như Thu*c trừ sâu) dư thừa trên bề mặt rau củ quả sẽ gây hại đến sức khỏe của trẻ em nghiêm trọng hơn so với người lớn khi vào cơ thể. bởi lẽ do trọng lượng trẻ nhỏ hơn, các cơ quan phần lớn vẫn đang phát triển.

Sản phẩm nước rửa rau quả botanika là gợi ý cho người tiêu dùng. ảnh: botanika.

Vậy nên, để rửa sạch hiệu quả các chất gây hại bám trên rau quả, chuyên gia khuyên gia đình sử dụng sản phẩm nước rửa rau quả được nghiên cứu để kết hợp các thành phần làm sạch theo tỷ lệ khoa học. phương pháp nhằm đảm bảo khả năng làm sạch hiệu quả mà không mất thời gian hơn so với cách rửa bằng nước máy thông thường.

Hiện trên thị trường việt nam có bán các sản phẩm nước rửa rau quả. trong đó nước rửa rau quả botanika với thành phần làm sạch tự nhiên, chứng nhận an toàn từ australia, có công dụng giúp rửa sạch Thu*c trừ sâu, sạch khuẩn bám trên rau quả.

Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong chế độ dinh dưỡng và thay đổi cách rửa rau hàng ngày, các mẹ có thể đảm bảo an toàn sức khỏe và cải thiện, nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Lê Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thoi-quen-gay-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-4220511.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY