Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

“Thủ phạm” gây viêm lợi, viêm nướu răng và cách khắc phục hiệu quả

“Thủ phạm” chính gây viêm lợi, viêm nướu răng là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, được tích tụ lâu ngày trên các mảng bám răng. Chúng thường có xu hướng tái đi tái lại, làm phá hủy các tổ chức quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là mất răng.

Hơn 7 năm chung sống với chứng tái phát thường xuyên, cô N.T.T (62 tuổi, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Mỗi đợt viêm, lợi tôi bị sưng phồng lên như bong bóng cá, chảy mủ và có mùi hôi rất khó chịu. Mỗi khi đánh răng thấy bị chảy máu nhiều. Răng thì ê buốt, lung lay, đau nhức tới cả đầu”.

Nguyên nhân gây viêm lợi, viêm nướu

Khi chúng ta ăn uống, thức ăn thừa bị mắc lại ở kẽ răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng hay súc miệng nước muối rất khó làm sạch được hoàn toàn. Theo thời gian, các chất bẩn tích tụ tại kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành nên các mảng bám (còn gọi là cao răng). Ước tính, cứ trên mỗi 1mg mảng bám răng thì chứa đến 200 – 300 triệu vi khuẩn.

Vi khuẩn phá hủy lớp tế bào biểu mô bảo vệ lợi và tấn công sâu vào các mô mềm dưới nướu, gây viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng, …

Những người vệ sinh răng miệng kém, người lớn tuổi, người bệnh tiểu đường, hút Thu*c lá, phụ nữ mang thai, thường dễ mắc hơn, do những thay đổi về tuyến nước bọt, hệ vi khuẩn trong khoang miệng, khả năng đề kháng và nội tiết…

Viêm lợi, viêm nướu răng có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của viêm lợi có thể bao gồm:

- Sưng lợi, lợi tấy đỏ và ấn mềm.

- Khó chịu, đau, nhức lợi

- Chảy máu chân răng, đặc biệt khi đánh răng hoặc xỉa răng.

- Hôi miệng.

Hình minh họa

Những biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi, viêm nướu răng

Viêm lợi, nếu không được xử trí, sẽ tái phát thường xuyên và tiến triển đến một bệnh lý nghiêm trọng hơn là viêm nha chu, gây đau nhức, có túi mủ quanh răng, phá hủy các tổ chức và mô liên kết quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là rụng răng, mất răng.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường, tim mạch vì thì vi khuẩn từ có thể đi theo đường máu, gây tăng đường huyết, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, làm tăng tiết Prostaglandin gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân…

Cách xử trí viêm lợi, sưng lợi, viêm nướu răng

Trường hợp nặng, kéo dài, người bệnh nên đi thăm khám để được sử dụng Thu*c kháng sinh, chống viêm, loại bỏ cao răng hoặc áp dụng các phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh dứt điểm.

Với những trường hợp thông thường, có thể áp dụng các giải pháp làm sạch và bảo vệ lợi bằng nước súc miệng dược liệu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các dược liệu trong tự nhiên như cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà có chứa chất tanin, có khả năng tạo tủa với protein trong khoang miệng, nhờ đó chúng dễ dàng kéo sạch các chất bẩn khó lấy ở kẽ răng và khoang miệng ra ngoài. Đồng thời giúp tạo lớp màng bảo vệ lợi, sát khuẩn, chống viêm và nhanh lành các tổn thương răng miệng.

Như trường hợp của cô N.T.T, nhờ biết đến và sử dụng nước súc miệng dược liệu có chứa các thành phần này, nay đã chấm dứt được nỗi khổ viêm lợi, đau răng sau hơn 7 năm chung sống.

Cô T chia sẻ: “Ngay sau khi súc miệng, tôi thấy lợi có cảm giác săn se, dễ chịu, miệng khô ráo và sạch sẽ. Sử dụng thường xuyên miệng cũng thơm hơn và khi đánh răng không còn thấy chảy máu”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-thu-pham-gay-viem-loi-viem-nuou-rang-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-n164953.html)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi 5 tuổi, rất hay bị chảy máu chân răng. Xin hỏi cháu mắc bệnh gì? Có phải là bệnh viêm nướu răng và làm cách nào để phòng tránh?
  • Mùi cơ thể không chỉ là vấn đề vệ sinh không sạch sẽ, mà trong tương lai, các bác sĩ có thể phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng, mạn tính như ung thư, tiểu đường, bệnh lý thận, vân vân.
  • Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho biết, vi khuẩn gây bệnh nướu răng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm trong viêm khớp dạng thấp.
  • Sưng nướu răng không nguy hiểm nhưng khá phổ biến. Sưng nướu răng khiến cho nướu răng sung, đỏ và đau. Sưng nướu răng có thể do nhiễm trùng gây viêm nướu răng, mang thai hoặc thiếu dinh dưỡng. Răng giả không vừa, hút Thu*c hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể gây sưng nướu răng.
  • Thưa Bác sĩ, tôi đã bị ngứa nướu răng cách đây khoảng 1 tháng. Tôi đã đi Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Tp.HCM, ở đó cho tôi cạo vôi răng và 1 tuýp Thu*c để giảm ngứa.
  • Các bệnh nướu răng không chỉ gây đau, khó chịu mà còn giảm đáng kể chất lượng sống. Ngoài ra, mới đây các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại vi khuẩn đặc biệt gây ra bệnh nướu răng cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư thực quản.
  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng;
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY