Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thứ trưởng Bộ Y tế: 2 tuần tới là đỉnh dịch, nếu quyết liệt có thể sẽ chặn đứng

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chiến dịch chống COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam chiều 3/8.

Bên cạnh ngăn chặn chống dịch, mục tiêu phát triển kinh tế. Với tình hình hiện nay thực sự là rất khó khăn.

Sau ca đầu tiên ở Đà Nẵng, Bộ Y tế chỉ đạo liên tục chỉ đạo quyết liệt chống dịch. Mới đây, ngày 30/7, Bộ Y tế đã thành lập 1 bộ phận chống dịch đặc biệt, do ông Sơn làm Trưởng bộ phận này. Trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch COVID-19 ở các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.

Ông Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ,hiện tại địa phương có 34 ca dương tính, 6 ca nghi nhiễm (chưa kể 5 bị xâm nhập từ ngoài vào trong đợt trước). Hầu hết đều có nguồn bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng. Tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, tỉnh đã chỉ đạo dồn sức tăng tốc, tập trung mọi nguồn lực chống dịch COVID-19, người dân cũng rất đồng lòng trong cuộc chiến này.

Quảng Nam thành lập hơn 50 khu cách ly tập trung; công an thành lập 46 điểm chốt chặn (trong đó 10 điểm cấp tỉnh); không hoang mang nhưng không lơ là trong chống dịch COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại, có 6 địa phương đã thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16, 12 địa phương còn lại thực hiện theo chỉ thị 19. Sắp tới, ngành chức năng tiếp tục khoanh vùng, tăng tốc tìm kiếm F1 để cách ly kịp thời

Quảng Nam kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ năng lực xét nghiệm COVID-19 cho địa phương. Hiện nay 1 máy xét nghiệm tối đa 1.500 mẫu/ ngày; hỗ trợ thêm nhiều máy xét nghiệm Retime RCR để tăng tốc đẩy nhanh việc xét nghiệm; hỗ trợ sinh phẩm; chuyên gia hàng đầu hỗ trợ điều trị;

Ngoài ra, địa phương này cũng đề xuất trung ương hỗ trợ các đội phun hóa chất tự động diện rộng đối với những địa phương đã được phong tỏa vì có nguy cơ lây nhiễm cao; hỗ trợ trang thiết bị phòng hộ; máy móc phục vụ điều trị (máy ECMO; máy thở)...

Những cách ăn trứng gà 'hạ độc' cơ thể, nhiều người Việt làm hàng ngày

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thế nhưng nếu ăn trứng gà sai cách sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và còn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Xét nghiệm COVID-19 hết bao nhiêu, những ai không phải trả tiền?

Theo Bộ Y tế, giá xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng Real- time PCR là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR.

Khẩn cấp huy động chuyên gia y tế chi viện cho Quảng Nam chống COVID-19

Bộ Y tế huy động thêm chuyên gia của 3 bệnh viện lớn tại TP HCM chi viện cho Quảng Nam điều trị bệnh nhân COVID-19. Việc này, theo chỉ đạo phải làm khẩn trương.

5 tiếng, thế giới tăng thêm hơn 1.100 người Tu vong vì COVID-19

Bản tin mới nhất cập nhật 14 giờ chiều 2/8 của Bộ Y tế cho biết, thế giới ghi nhận 18.026.716 người mắc; 688.982 người Tu vong, tăng hơn 1.100 ca so với 9 giờ sáng cùng ngày (17.999.262 người mắc; 687.807 người Tu vong). Việt Nam hiện có 271 ca mắc COVID-19 đang được điều trị.

Hoài Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/thu-truong-bo-y-te-2-tuan-toi-la-dinh-dich-neu-quyet-liet-co-the-se-chan-dung-1699055.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY