Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Trung ương: Bảo tồn và phát triển dược liệu dân tộc

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc Thu*c từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và Thu*c từ dược liệu, Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.

Tăng cường phát triển dược liệu dân tộc

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm Thu*c; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như: quế, hồi, hòe, nghệ, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả...). Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013-2015, hiện có khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: diếp cá, cẩu tích, lạc tiên, rau đắng đất...). Đặc biệt, nước ta đang sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: sâm Ngọc linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng...

Nuôi trồng sâm Ngọc linh.

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trước kia, một số dược liệu có thể khai thác hàng chục tấn mỗi năm (như: ba kích, đảng sâm, hoàng linh...) thì thực tế hiện nay, nhiều cây Thu*c đã được đưa vào Sách Đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây hoàng liên trước đây là đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn, nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích. Chính vì vậy, khai thác, bảo tồn và nuôi trồng dược liệu rất quan trọng. Ngoài làm Thu*c phục vụ nhu cầu thị trường, việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn...).

Phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến tiềm năng to lớn phát triển dược liệu ở Việt Nam, đặc biệt là dược liệu quý hiếm. Từ phát triển dược liệu, có thể tìm ra giá trị gia tăng để nâng cao mức sống của người dân.

Sâm Ngọc linh - sâm Việt Nam là cây Thu*c đặc hữu của Việt Nam, được xếp vào 1 trong 4 loại sâm tốt nhất thế giới và có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe cộng đồng và có giá trị kinh tế cao. Là một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, sâm Ngọc linh chứa đến 52 hợp chất saponin, có hàm lượng vi chất bồi bổ sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh hơn các loại sâm khác trên thế giới.

Nhiều năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc linh có tác dụng như loại Thu*c tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư...

Với những tính chất đặc hữu nổi trội của cây sâm Ngọc linh và giá trị kinh tế cao của dược liệu này dẫn đến việc khai thác, mua bán, sử dụng tràn lan có nguy cơ ngày càng cạn kiệt nguồn gene nên việc bảo tồn và phát triển cây sâm núi Ngọc linh trở nên cấp bách. Hiện phát triển vùng trồng sâm Ngọc linh mang tính tự phát, nhỏ lẻ; việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất giống chưa được quan tâm đúng mức; kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch chưa được tiêu chuẩn hóa, ít có sự tham gia của các nhà khoa học.

Có thể đánh giá công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, nhất là quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc; các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến sâu về sản phẩm sâm Ngọc linh phục vụ cho y học, thực phẩm chức năng còn hạn chế... do đó, chưa phát huy hết được tính, giá trị gia tăng còn thấp. Công tác phối hợp quản lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng cũng như giá trị kinh tế sâm Ngọc linh chưa được thực hiện tốt...

Cho đến nay, tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển sâm núi Ngọc linh giai đoạn 2014 - 2020 và tổ chức quy hoạch diện tích trồng sâm dưới tán rừng trên địa bàn Nam Trà My đến năm 2030 với tổng diện tích trên 15.000ha. Hiện nay, đã hình thành và xây dựng 02 trạm bảo tồn, nuôi trồng, lưu giữ nguồn gene và phát triển sâm núi núi Ngọc linh trên địa bàn huyện với diện tích trên 20ha.

Phong trào trồng sâm trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, số hộ trồng sâm tăng lên đến 1.500 hộ với diện tích trồng là 1.600ha, tại 7/10 xã được quy hoạch; giá cả cây sâm Ngọc linh không ngừng tăng lên; các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm. Đặc biệt, trồng sâm đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.

Tại Diễn đàn phát triển dân tộc thiểu số năm 2018 “Sâm Ngọc linh - tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là các địa phương, các doanh nghiệp cùng các đối tác phát triển cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện, cùng chung tay, đồng hành, sát cánh vì mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 25/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó yêu cầu đẩy mạnh phát triển ngành dược liệu dân tộc.

Nguyễn Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuc-hien-nghi-quyet-20-nq-tw-cua-trung-uong-bao-ton-va-phat-trien-duoc-lieu-dan-toc-n151032.html)

Tin cùng nội dung

  • Vị thành niên là lứa tuổi có sự phát triển khá nhanh về thể chất. Chính vì vậy, những thay đổi phù hợp trong lối sống sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chiều cao của trẻ.
  • Hơn 7g sáng 15/8, các bác sĩ BV Chợ Rẫy TP.HCM cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã bắt đầu phẫu thuật ca ghép gan thứ hai tại bệnh viện này.
  • Ung thư trực tràng là u ác tính thường gặp, chiếm đầu thứ 4 trong các loại ung thư ác tính, trong đó u trực tràng tại vị trí giữa và thấp chiếm 75%.
  • Bác sĩ cho em hỏi BV quận Phú Nhuận (274, Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TPHCM) có thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu không, nếu có thì chi phí khoảng bao nhiêu và có tiếp nhận BHYT không? Em xin chận thành cảm ơn. ( Nguyễn Văn Đức - TPHCM)
  • Em ở Quận 12 - TPHCM, không biết BV Quận 12 có làm phẫu thuật cắt bao quy đầu không Mangyte? Chi phí bao nhiêu và phải nằm lại BV bao lâu? Em xin cảm ơn nhiều. (Thanh Ký - Quận 12 - TPHCM)
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY