Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thực hư chuyện nắn bụng bà bầu để sinh dễ

Bạn đọc Nguyễn Thị Trà (27 tuổi, Long An) hỏi: Con đầu lòng của tôi bị ngôi mông, tôi phải chụp Thu*c mê sinh mổ nên sợ lắm. Nay tôi mang bầu bé thứ 2, còn 4 tuần nữa sinh mà bé cũng chưa quay đầu. Nghe mấy mẹ bỉm sữa bảo nhau có cách xoa nắn bụng để bé quay đầu, dễ sinh, có thật không và làm như thế nào?

- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

Ngôi mông hay ngôi ngược chiếm tỉ lệ 3%-4% trong các cuộc sinh, vẫn có thể đẻ đường *m đ*o nhưng dễ có tai biến nên ngày nay người ta có khuynh hướng sinh mổ cho an toàn.

Thường thì khi thai còn nhỏ, tư thế thai trong tử cung chưa ổn định, có thể bao gồm tư thế đầu phía trên, mông phía dưới nhưng trong 3 tháng cuối, thai lớn nhanh, tỉ lệ kích thước đầu và mông thay đổi nên em bé hay quay đầu xuống và ra đời ngôi đầu. Vì một số lý do, một số em bé vẫn không chịu quay đầu.

Để thai tự quay đầu, thai phụ nên vận động nhẹ, tập đi bộ… Các thủ thuật nắn, đẩy từ bên ngoài gọi là thủ thuật ngoại xoay thai từng được dùng trong quá khứ nhưng rất khó thực hiện, hiệu quả không chắc chắn, có nguy cơ tai biến như nhau bong non; sinh non; dây rốn xoắn, tắc gây Tu vong thai nhi… Vì vậy, y khoa hiện đại không thực hiện thủ thuật ngoại xoay thai nữa.

Với kỹ thuật ngày nay, nếu em bé không quay đầu, mổ đẻ là lựa chọn an toàn hơn cả cho cả mẹ và con. Kỹ thuật sinh mổ cũng phổ biến và an toàn hơn nhiều thập niên trước nên bạn không nên lo lắng, chỉ cần chuẩn bị đi sinh ở các bệnh viện chuyên khoa sản, bệnh viện tuyến trên có thực hiện kỹ thuật mổ sinh nếu bé không chịu quay đầu.

Thu Anh ghi

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-chuyen-nan-bung-ba-bau-de-sinh-de-20190916221303102.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Nghiên cứu về tình trạng vô sinh, được thực hiện trên toàn quốc, mới đây cho thấy, có đến 7 đến 10% cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn.
  • Những dưỡng chất sau có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức lực cho sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nam giới.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY