Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thực hư nam giới dùng tam thất gây yếu S*nh l*?

Nhiều người thắc mắc về việc sử dụng tam thất đúng cách và băn khoăn cho rằng nếu nam giới sử dụng tam thất có làm giảm khả năng T*nh d*c và sinh sản. Từ trước tới nay tam thất chỉ nên dành cho chị em phụ nữ.
Tam thất có tác dụng gì?

Tuy nhiên, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, không có căn cứ nào để cho rằng dùng tam thất có thể làm cho suy giảm khả năng T*nh d*c và sinh sản ở nam giới. Ngược lại, cổ nhân còn khẳng định tam thất chín còn có tác dụng "bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn" và nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy tam thất còn có công năng tương tự nội tiết tố Sinh d*c. Tuy nhiên, vì là vị Thu*c chữa bệnh phần huyết nên tam thất được dùng cho phụ nữ nhiều hơn.

ThS Hoàng Khánh Toàn phân tích, theo y học cổ truyền, tam thất là một vị Thu*c hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như các chứng xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm…

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản tam thất là một vị Thu*c bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Tuy nhiên, các y thư cổ đều cho rằng, tam thất “năng khứ ứ sinh tân” hay “hoạt huyết nhi sinh huyết”, nghĩa là bản thân tam thất không phải là Thu*c bổ huyết nhưng trong các trường hợp khí huyết suy hư mà có ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hóa ứ của nó cũng có ý nghĩa bổ huyết, sinh huyết một cách gián tiếp.

Kinh nghiệm dân gian thường hầm cách thủy tam thất với gà choai cũng là nhằm mục đích lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Với ý nghĩa đó, người ta còn coi tam thất bổ không kém gì sâm và gọi nó là Sâm tam thất hoặc Nhân sâm tam thất.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tam thất có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, bảo hộ cơ tim, chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, chống ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối, trấn tĩnh và bảo hộ tế bào thần kinh, chống viêm, bảo hộ tế bào gan, điều tiết miễn dịch, hạ mỡ máu, chống phóng xạ và ung thư, kháng khuẩn và vi rút, cải thiện khả năng ghi nhớ và làm cho cơ thể cường tráng.

Cách chọn tam thất, nếu là loại mọc hoang trên rừng là củ chắc có màu xám đen cầm nặng tay là loại tốt (hiện nay không còn loại này nữa). Hiện nay chỉ có điền tam thất cắt ra có màu xanh xám, rắn chắc là loại tốt. Loại da nhăn nheo, cắt ra có màu trắng xốp, hoặc màu vàng xốp là loại xấu. Bột tam thất bỏ lên vết máu đã đông một lúc sau vết máu tan đi là loại tốt.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/thuc-hu-nam-gioi-dung-tam-that-gay-yeu-sinh-ly-post327306.info)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều, lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất là một vị Thuốc quý, được Y học cổ truyền sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với cái tên rất cao sang là: kim bất hoán, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.
  • Dáng người thanh mảnh và giọng Huế dễ thương, nhẹ nhàng của TS. Hà Phương Thư gợi lên hình ảnh một phụ nữ khuê các nhiều hơn là một nhà khoa học. Thế nhưng, chị lại là một trong các nhà khoa học trẻ nổi bật của làng khoa học Việt Nam.
  • Tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị Thu*c bổ dùng thay nhân sâm, nên còn có tên vàng không đổi, kim bất hoán.
  • Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị Thuốc, giả nhân sâm, ý nói có thể thay nhân sâm.
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY