Tâm sự hôm nay

Thực phẩm sạch - Cứ gắn mác... là sạch?!

Nhằm đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bữa ăn, các bà nội trợ đang ráo riết tìm mua nguồn thực phẩm “sạch” nhưng không phải ai cũng biết phân biệt và có nguồn sản phẩm “quý hiếm” này.
Nhằm đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bữa ăn, các bà nội trợ đang ráo riết tìm mua nguồn thực phẩm “sạch” nhưng không phải ai cũng biết phân biệt và có nguồn sản phẩm “quý hiếm” này.

Các cửa hàng kinh doanh cũng đua nhau gắn mác sạch vào sản phẩm để chiều lòng khách. Từ gạo, rau, thịt, trứng,... đều gắn vào chữ sạch; thậm chí cà phê, sữa, nước mía vỉa hè cũng phải có từ “sạch”, thậm chí “siêu sạch” đi kèm để câu khách hàng và lợi dụng tâm lý khách hàng. Đương nhiên, chỉ cần được gắn mác “sạch” là mặt hàng đó có giá cao hơn 30-40%, thậm chí gấp đôi, gấp ba, so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Nắm bắt được nhu cầu, các cửa hàng thực phẩm sạch ồ ạt mở ra bán hàng theo phương thức cả “online” (trên mạng) lẫn “offline” (cửa hàng). Đáng chú ý, nhiều cá nhân cũng tự đứng ra thu mua thực phẩm, nông sản từ các vùng lân cận Thủ đô để về bán cho anh em, bạn bè, cửa hàng. Điểm chung của những cửa hàng này là gắn theo mác “sạch”, do đó giá cũng cao hơn hẳn bình thường. Trước mắt, họ gây dựng dựa vào niềm tin của các mối quan hệ hiện có chứ chẳng có bất cứ gì để chứng minh cho nguồn gốc sản phẩm là sạch cả.

Do nhiều cá nhân nhập hàng tự phát, các cửa hàng “sạch” lại đang thiếu sự quản lý, giám sát... điều này làm nảy sinh một số hệ lụy. Theo nhận xét của các chuyên gia nông nghiệp, thực phẩm, mô hình trồng trọt chăn nuôi nhỏ lẻ mang tính hộ gia đình còn phổ biến, chúng ta chưa phát triển và mở rộng được mô hình trang trại rộng lớn có khả năng cung cấp nguồn hàng hóa ổn định nên chưa xây dựng được một hệ thống sản xuất và tiêu dùng thực phẩm mang tính khoa học, hiện đại.

Cung ít, cầu nhiều, nên việc trà trộn thực phẩm chưa qua kiểm duyệt, giả mạo thành thực phẩm sạch, hay doanh nghiệp tự gắn nhãn “sạch” cho thực phẩm chưa sạch để đội giá, kiếm lời, vẫn là một thực tế đang xảy ra.

Thêm nữa, ngay cả các tiêu chuẩn thế nào là sạch cũng có nhiều loại, như Vietgap, Globalgap hay Organic... Đây là các tiêu chuẩn cho rau sạch khác nhau và chất lượng cũng theo đó mà khác nhau. Nhưng người tiêu dùng không hề phân biệt được các tiêu chuẩn này, họ chỉ biết mỗi chữ “sạch” cộng với niềm tin vào nhà cung cấp. Có một điều ít người biết là những nông sản sạch, như rau củ quả, hay cả thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, gà, ngan, vịt... thường có hình thức “xấu” hơn so với sản phẩm sử dụng “công nghệ” hóa học, thời gian bảo quản cũng thấp hơn và khắt khe hơn.

Và trong cơn “khát” thực phẩm sạch, lo sợ bệnh tật từ việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng đã tìm đến các quảng cáo của các nhà cung cấp này như một lẽ đương nhiên. Nhưng người tiêu dùng có tận mắt chứng kiến những nơi này sản xuất, sơ chế rau, thực phẩm đâu mà lại tin họ khẳng định là “sạch”. Đặc biệt, những nơi đó có được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, thực phẩm an toàn hay không? Trong quá trình sản xuất, chế biến có cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hay không? Hàng loạt câu hỏi đang bỏ ngỏ, nhưng người tiêu dùng vẫn mua dựa trên niềm tin với người bán.

Đã đến lúc cơ quan quản lý cần đưa ra những tiêu chí chung và có biện pháp “gắn mác” lại cho chính những nhà cung cấp nhỏ lẻ. Để chữ “sạch” được đảm bảo một cách sạch sẽ.    

   Bình An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuc-pham-sach-cu-gan-mac-la-sach-19149.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY