Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc Sức khỏe Chẩn đoán rối loạn thừa sắt

(MangYTe) - Rối loạn thừa sắt là tình trạng lượng sắt dư thừa tích tụ trong cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn thừa sắt được coi là "bệnh di truyền phổ biến và điều trị tương đối đơn giản". Khi được điều trị, người bệnh có thể có tuổi thọ như bình thường, đặc biệt là đối với những người được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.

Thừa sắt có thể khó chẩn đoán dựa vào các triệu chứng vì chúng có thể trùng lặp với các triệu chứng của các bệnh lý khác. một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thừa sắt, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm gan, mri và xét nghiệm di truyền.

Hai loại xét nghiệm máu khác nhau có thể phát hiện tình trạng thừa sắt, ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện:

Xét nghiệm độ bão hòa transferrin trong huyết thanh đo lượng sắt liên kết với transferrin - một loại protein gắn sắt trong máu. Giá trị của chỉ số này hơn 45% là quá cao; xét nghiệm ferritin huyết thanh đo lượng sắt mà cơ thể đã dự trữ. Giá trị này giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Các bác sĩ cần thực hiện cả hai xét nghiệm máu và có thể phải lặp lại chúng để tăng độ chính xác vì các bệnh lý khác cũng có thể làm tăng mức ferritin. đây không phải là xét nghiệm máu thường quy và bác sĩ thường chỉ thực hiện nếu một người có cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột bị bệnh thừa sắt. tuy nhiên, mọi người cũng có thể được yêu cầu các xét nghiệm này nếu họ có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng và tình trạng nào sau đây: đái tháo đường, tăng men gan, rối loạn cương dương, cực kỳ mệt mỏi, bệnh tim, bệnh khớp.

Ở những người sử dụng quá nhiều rượu hoặc những người đã phải truyền máu nhiều lần hoặc bị viêm gan C, kết quả của các xét nghiệm máu này có thể cho thấy tình trạng thừa sắt.

Một số phương pháp điều trị rối loạn thừa sắt:

Trích máu (Phlebotomy): Phương pháp điều trị bằng cách loại bỏ lượng sắt thừa ra khỏi cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường cần thực hiện hàng tuần cho đến khi nồng độ sắt trong cơ thể trở về mức bình thường. Khi nồng độ sắt tăng trở lại thì người bệnh sẽ cần phải lặp lại điều trị. Lượng máu và tần suất thực hiện tùy thuộc vào: Độ tuổi và giới tính, tổng trạng sức khỏe chung, mức độ nghiêm trọng của tình trạng thừa sắt.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được lấy lượng máu khoảng 470ml với tần suất một hoặc 2 lần mỗi tuần. Sau đó, tần suất này có thể chỉ còn mỗi 2 - 4 tháng.

Phương pháp này không thể giúp hồi phục được tình trạng xơ gan nhưng có thể cải thiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng và mệt mỏi. Nó cũng có thể cải thiện chức năng tim và đau khớp.

Thuốc (Chelation): Liệu pháp này giúp thải lượng sắt thừa bằng cách sử dụng Thuốc uống hay tiêm. Thuốc sử dụng có thể bao gồm loại Thuốc với hoạt chất giúp liên kết với lượng sắt dư trong cơ thể trước khi chúng đào thải ra ngoài.

Mặc dù đây không phải là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn thừa sắt, nhưng nó có thể phù hợp đối với một số người bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế lượng sắt đưa vào cơ thể do đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh; tránh các chất bổ sung có chứa sắt; tránh các chất bổ sung có chứa vitamin C vì vitamin C làm tăng hấp thu sắt; giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt; tránh ăn cá sống và hải sản; hạn chế uống rượu vì rượu có thể gây hại cho gan.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocsuc-khoe-chan-doan-roi-loan-thua-sat-439448.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Cuộc đời của con người là một sự tiến triển liên tục từ khi sinh ra cho đến lúc già nua. Trong suốt quãng thời gian của cuộc đời, cấu trúc và chức năng da sẽ thay đổi theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ trong tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành và sau đó dần bị lão hoá khi tuổi già.
  • Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.
  • Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY