Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc chữa chóng mặt do rối loạn tiền đình

Chóng mặt là một cảm giác chủ quan, khi đó bệnh nhân cảm thấy mình chuyển động trong không gian hoặc các vật chuyển động xung quanh mình.

là một cảm giác chủ quan, khi đó bệnh nhân cảm thấy mình chuyển động trong không gian hoặc các vật chuyển động xung quanh mình. Đây là triệu chứng khá thường gặp trong cuộc sống và trong lâm sàng, nhiều khi ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh cũng như gia đình họ.

do nguyên nhân tiền đình

chỉ là một trong nhiều triệu chứng của tổn thương cơ quan tiền đình (, rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu (Nystagmus - có tác giả gọi là lay tròng mắt), rối loạn thần kinh thực vật như: nôn, buồn nôn, chân tay lạnh và tê, vã mồ hôi, thay đổi mạch, huyết áp). thường do nhiều nguyên nhân gây nên, dựa vào thời gian cơn người ta có thể chẩn đoán một số nguyên nhân như: kéo dài không quá 1 phút: tư thế lành tính, kéo dài vài phút: thiếu máu động mạch đốt sống thân nền thoảng qua, kéo dài vài giờ: bệnh Meniere, kéo dài vài ngày: tổn thương thần kinh tiền đình hay tổn thương não. Người ta phân biệt tổn thương tiền đình trung ương hay ngoại biên dựa vào triệu chứng và các triệu chứng khác (xem bảng).

tư thế kịch phát lành tính

Là ngoại vi (có hệ thống) thường gặp, chiếm tới 25% các trường hợp , hay gặp ở nữ, tuổi trên 40. Nguyên nhân là do sự di chuyển của các thạch nhĩ trong lòng ống bán khuyên của cơ quan tiền đình gây nên khi thay đổi tư thế của đầu.

Biểu hiện lâm sàng bằng các cơn ngắn khi thay đổi tư thế của đầu: đang nằm, ngồi dậy hoặc khi nằm và xoay người, cúi người hoặc xoay đầu. Triệu chứng thường nặng về buổi sáng và giảm dần trong ngày. Có thể có rung giật nhãn cầu, thường không có ù tai và giảm thính lực.

- Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho Thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10 mg tiêm bắp.

- Truyền dịch bù nước, điện giải nếu có điều kiện.

- Chống bằng các nhóm Thuốc: sử dụng tùy kinh nghiệm của các bác sĩ tuy nhiên có thể sử dụng các Thuốc sau:

Các Thuốc nhóm kháng histamin: vừa có hiệu quả tới chứng vừa làm giảm triệu chứng nôn, buồn nôn. Tác dụng phụ của nhóm này là có thể gây ngủ nhẹ nên không dùng trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Các Thuốc thường dùng là promethazin 25 mg, scopolamin 0,5mg; diphenhydramin 50 mg.

Acetylleucin: 1.000 - 1.500mg/ ngày. Có cả dạng viên và tiêm tĩnh mạch, dạng tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm vì nếu tiêm nhanh có thể gây hồi hộp, trống ngực, mạch nhanh. Thường được dùng ở giai đoạn cấp tính.

Nhóm ức chế calci chọn lọc mạch máu não: hay sử dụng nhất hiện nay là các biệt dược của flunarizine, viên 5mg, dùng từ 5 -10mg (1-2viên)/ngày, nên uống trước khi ngủ vì cũng có tác dụng an thần nhẹ. Các Thuốc khác có thể dùng như cinnarizin 50-100mg/ngày.

Nhóm benzodiazepin: hay dùng là valium, diazepam. Đây là các Thuốc trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân quá lo lắng vì . Tuy nhiên có thể gây quen và lệ thuộc Thuốc nên phải có hướng dẫn kỹ, tránh lạm dụng Thuốc.

Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: nhóm này thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Nhóm này có rất nhiều các nhóm nhỏ như:

Betahistin: tác dụng chính vào nhân tiền đình, dùng từ 24 -48mg/ngày chia 3 lần.

Ginkgo biloba 40 mg dùng 3 viên/ngày.

Piracetam 1.200 - 2.400mg/ngày.

Almitrin - raubasin 40mg dùng 2 viên/ngày.

Và rất nhiều Thuốc khác.

- Tập bù trừ tiền đình: thường tập khi nghĩ tới tư thế lành tính. Nếu do thiểu năng động mạch đốt sống thân nền thì không nên tập vì có thể gây thiếu máu não. Nên tập có sự hướng dẫn của thầy Thuốc chuyên khoa. Có thể áp dụng cách tập sau:

Khi cấp tính: tập ở tư thế nằm: đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần. Nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.

Khi qua giai đoạn cấp: tập ở tư thế đứng, đang ngồi, từ từ đứng dậy sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

Tóm lại, khi có triệu chứng , nhất là thời gian kéo dài, chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa tai, thần kinh để khám, phát hiện các nguyên nhân từ đó có sự tư vấn và phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự điều trị tại nhà, lạm dụng Thuốc để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Đặc điểm lâm sàng


Tiền đình trung ương


Tiền đình ngoại vi


1. Vị trí tổn thương


Nhân tiền đình, đường liên hệ trong thân não


Tai trong, dây thần kinh tiền đình


2.


Từng đợt, đột ngột


Thời gian


Thường xuyên


Cảm giác xoay tròn hoặc đồ đạc quay xung quanh mình ( có hệ thống)


Tính chất


Cảm giác bồng bềnh, tròng trành ( không hệ thống)


Cường độ


Vừa phải


Rất nặng


3. Rung giật nhãn cầu


Theo chiều dọc


Theo chiều ngang hoặc xoay


4. Rối loạn thăng bằng (chiều ngã khi làm nghiệm pháp Romberg)


Không phù hợp với chiều của rung giật nhãn cầu


Cùng chiều với chiều của rung giật nhãn cầu


5. Các triệu chứng khác


Hội chứng tiểu não


Thường gặp


Không


Hội chứng giao bên


Có thể có


Không


Tổn thương mắt phối hợp


Có thể liệt nhìn


Không


Ù tai, giảm thính lực


Hiếm


Thường gặp


Đau đầu



Không


6. Tiến triển


Chậm, lâu khỏi


Thoái lui nhanh


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-chua-chong-mat-do-roi-loan-tien-dinh-18005.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY