Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc chữa tiểu tiện khó

Tiểu tiện khó trong y học cổ truyỀn được gọi là chứng Lung bế Với triệu chứng chung tiểu khó, nước tiểu có nhưng ra khó hoặc không ra được, hoặc số lượng ít. việc điều trị chứng bệnh này tùy theo thể bệnh.
Thấp nhiệt ủng trệ:

Triệu chứng:

- Tiểu không thông lợi, rỉ ra từng giọt hoặc tiểu kông được.

- Nặng tức vùng bàng quang.

- Nước tiểu vàng đậm, lượng ít, khi nhiệt thịnh có thể tiểu máu, rát buốt khi tiểu.

- Toàn thân hâm hấp nóng, buồn nôn.

- Lưỡi đỏ rêu vàng.

- Mạch hoạt sác.

Pháp trị: thanh nhiệt hóa thấp

Phương dược: Tỳ giải chi tử thang: tỳ giải, rễ tranh, chi tử, thổ phục linh, mã đề, quế chi.

Ý nghĩa: tỳ giải, chi tử, thổ phục linh để thanh nhiệt hóa thấp, lợi tiểu; quế chi để hỗ trợ khí hóa của bàng quang; mã đề, rễ tranh để lợi tiểu.

Phương dược: Ích nguyên tán: hoạt thạch, cam thảo.

Ý nghĩa: hoạt thạch để thanh nhiệt lợi tiểu; cam thảo để thanh nhiệt hòa trung.

Phương huyệt: châm tả 15 phút các huyệt sau: Quan nguyên, Trung cực, Khí hải, Tam âm giao, Phục lưu, Âm cốc.

Phế nhiệt úng thịnh:

Triệu chứng:

- Tiểu ít, tiểu nhỏ giọt không thông thoáng.

- Toàn thân có sốt, đau tức ngực, họng khô

- Miệng khô khát, muốn uống nước, hơi thở gấp nhanh.

- Lưỡi khô đỏ, rêu vàng mỏng.

- Mạch sác.

Pháp trị: thanh phế lợi niệu.

Phương dược: Hoàng cầm thanh phế thang: hoàng cầm, chi tử. Uống lúc nóng cho nôn ra.

Phương dược: Thanh phế ẩm: phục linh, hoàng cầm, tang bạch bì, mạch đông, xa tiền tử, chi tử, mộc thông.

Ý nghĩa: hoàng cầm, tang bạch bì, mạch môn để tư âm thanh phế; xa tiền, mộc thông, phục linh,chi tử để thanh nhiệt thông lâm.

Phương huyệt: châm tả Xích trạch, Hợp cốc, Thiên lịch, Trung phủ, Phế du.

Can khí uất trệ:

Triệu chứng:

- Tiểu phải rặn nhiều, nặng tức vùng bụng dưới, tiểu ít.

- Tiểu không thông.

- Tình chí u uất, tính tình hay thay đổi, dễ cáu gắt, dễ bị kích thích, xúc động.

- Bụng sườn căng, đầy tức.

- Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

- Mạch huyền.

Pháp trị: điều lý khí cơ, thông lợi tiểu tiện.

Phương dược: Trầm hương tán: trầm hương, thạch vi, hoạt thạch, đương quy, trần bì, bạch thược, đông quỳ tử, cam thảo, vương bất lưu hành; gia: hương phụ, uất kim, ô dược.

Ý nghĩa: trầm hương, trần bì để sơ đạt can khí, hợp với đương quy, bạch thược, vương bất lưu hành để hành khí hoạt huyết ở hạ tiêu; thạch vi, quỳ tử, hoạt thạch để thông lợi thủy đạo; cam thảo kiện tỳ; hương phụ, uất kim, ô dược để hành khí.

Lung bế do niệu đạo bị tắc:

Triệu chứng:

Tiểu không thông suốt, đang tiểu bỗng nhiên tắc lại, hoặc dòng nước tiểu bị xé nhỏ, hoặc tiểu són, hoặc không tiểu được.

Bụng dưới căng đầy, đau tức âm ỉ, cũng có khi cơn đau dữ dội kèm theo ít giọt nước tiểu, đau lan từ hạ tiêu xuống hạ bộ.

Lưỡi đỏ có điểm tím ứ huyết.

Mạch sác hoặc tế sác.

Pháp trị: hành ứ tán kết, thanh lợi thủy đạo.

Phương dược: mã đề, râu mèo, tô mộc, rễ cỏ tranh, rễ cỏ xước, mộc thông.

Ý nghĩa: tô mộc, rễ cỏ xước để hành ứ tán kết; rễ cỏ tranh, râu mèo, mộc thông để thanh lợi thủy đạo.

Phương huyệt: châm tả các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Tam âm giao, Huyết hải.

Thận dương suy tổn:

Triệu chứng:

- Tiểu không thông, hoặc sức tống nước tiểu ra yếu.

- Mặt trắng bệch, thần khí kém tinh.

- Lưng gối mỏi yếu.

- Lưỡi nhợt nhạt.

- Mạch trầm trì.

Pháp trị: ôn dương ích khí, bổ thận thông khiếu:

Phương dược: bài Thuốc kinh nghiệm: cao ban long, nhục quế, mã đề, cỏ xước.

Ý nghĩa: cao ban long, cỏ xước, nhục quế để ôn thận sinh khí; mã đề để thông tiểu tiện.

Phương dược: Tế sinh thận khí hoàn (tế sinh phương) gia vị: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, phục linh, trạch tả, phụ tử, nhục quế, ngưu tất, xa tiền tử. Gia: nhân sâm, nhung phiến, dâm dương hoắc.

Ý nghĩa: thục địa để bổ thận âm, sơn thù, hoài sơn bổ can tỳ; quế, phụ để ôn bổ thận dương; xa tiền, ngưu tất để lợi thủy; nhân sâm, nhung, dâm dương hoắc để ôn bổ hạ nguyên.

Phương huyệt: cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thận du, Trung cực, Tam âm giao.

BS. TRƯƠNG NGỌC ĐỂ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuoc-chua-tieu-tien-kho-n141114.html)

Chủ đề liên quan:

bài thuốc đông y thuốc tiểu tiện

Tin cùng nội dung

  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY