Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thuốc hay từ lá chè xanh Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chè xanh có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,...
Theo cổ truyền">y học cổ truyền, chè xanh có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,... Dùng ngoài nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non...

Chè là loại cây nhỡ, cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 - 10cm, rộng 2 - 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, có 5 - 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi nước ta.

Lá chè được dùng làm nước uống quen thuộc trong nhân dân. Dùng lá tươi nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao khô pha nước uống gọi là chè khô, hoặc dùng chè khô tẩm ướp hương gọi là chè hương, hoặc cho lên men mới phơi sấy khô để chế biến thành chè đen.

Một số bài Thuốc từ chè xanh

Giải cảm nắng: Lá chè 6g, đạm trúc diệp 6g, rửa sạch hãm với nước sôi 5 - 10 phút, uống nóng, mỗi ngày 2 - 3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

Phòng và trị nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng phòng và nhiệt miệng hiệu quả.

Ăn không tiêu, đầy bụng: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3-5 ngày.

Trị cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

Phong nhiệt, đau đầu: Lá chè 6g, hoa cúc 10g, rửa sạch hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

Ho khan, họng khô miệng khát: Lá chè 3g, mật ong lá chè 3ml. Lá chè rửa sạch, cho vào cốc nước sôi hãm 5 -10 phút, để nguội rồi cho mật ong vào uống 3 lần/ngày.

Nước ăn chân: Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 - 3 lần, bôi đến khi khỏi.

Chữa bỏng nhẹ: Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 - 15 phút, ngày làm 2-3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.

Bác sĩ Thuý An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-hay-tu-la-che-xanh-y-hoc-co-truyen-15173.html)

Tin cùng nội dung

  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY