Thuốc nhỏ mũi được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc dạng phun sương với nhiều thành phần khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Thuốc nhỏ mũi được bào chế
dưới dạng dung dịch hoặc dạng phun sương với nhiều thành phần khác nhau tùy
theo mục đích sử dụng. Khi dùng các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh dùng bừa bãi có
thể dẫn đến những tai biến không thể lường trước cho trẻ.
Thuốc nhỏ mũi có tác dụng co
mạch
Nhóm Thuốc co mạch là một
loại Thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và
kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ Thuốc vào niêm mạc. Thuốc tác dụng lên
các thụ thể alpha – adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi làm co
mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Mũi được thông khí
trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có thể lại bị giãn mạch lại và sung huyết
ở mức độ nào đó. Do vậy, tránh dùng Thuốc dài ngày (nhiều nhất là 1 tuần). Thêm
vào đó, Thuốc còn có tác dụng làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc.
Thuốc nhỏ mũi
co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline, xylomethazoline với nồng
độ thường là 0,05% và 0,1%, ngoài ra còn có adrénaline 0,01%, ephedrine
0,1-0,3%.
Naphazolin thường được chỉ
định trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm
mạo hoặc dị ứng. Naphazolin cũng có thể giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và
họng trước khi phẫu thuật hoặc khám và chẩn đoán.
Nhóm Thuốc naphazoline không
được dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi. Thực tế nghiên cứu cho thấy, ngộ độc Thuốc
nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi, do người nhà
tự ý dùng loại Thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm
cho trẻ nhỏ. Biểu hiện: sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ sẽ xuất hiện các
biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí
có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn
đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở nhóm
trẻ lớn, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các Thuốc có tác dụng gây co mạch trên
còn có những tác dụng phụ không mong muốn. Những phản ứng phụ nghiêm trọng ít
xảy ra khi dùng tại chỗ ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ của naphazolin xảy
ra thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, phản ứng sung huyết trở lại
nếu dùng lâu ngày.
Thuốc nhỏ mũi với vai trò sát
khuẩn
Thuốc sát khuẩn thường dùng
là argyrol 1% - 3%, đây là sản phẩm của nitrat bạc nên Thuốc phải được bảo quản
trong lọ tối màu hoặc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng
mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày, không dùng Thuốc kéo dài và Thuốc đã quá hạn. Thuốc
vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác dụng làm săn niêm mạc và chống xuất tiết
nên được dùng cho trẻ nhỏ trong viêm VA, trong viêm mũi cấp tính.
Thuốc nhỏ mũi có tác dụng
chống viêm
Thuốc chống viêm có corticoid
dạng nhỏ như polydexa, collydexa... dùng dưới 7 ngày.
Người ta cũng pha chế Thuốc
chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, phải theo dõi
chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái. Thuốc coricoid
tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng
phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng
thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một
số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…tình trạng quen Thuốc do điều trị dở dang.
Thuốc corticoid dùng tại mũi
với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều điều trị không có tác dụng toàn
thân.
Không được dùng khi có các
tổn thương khu trú ở mũi vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid,
bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid
đường mũi cho tới khi lành hẳn. Mometasone furoate có khuynh hướng làm liền
niêm mạc mũi gần với kiểu hình mô học bình thường, nếu dùng kéo dài phải được
kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể có ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm
nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng
là một chỉ định để ngưng Thuốc.
Viêm mũi xoang xuất tiết ở
trẻ cũng cần điều trị kịp thời, đúng đắn dưới sự theo dõi của thầy Thuốc chuyên
khoa để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
TS. Phạm Bích Đào