Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc trong điều trị bệnh đau nửa đầu Dùng Thuốc nên biết

Bệnh đau nửa đầu (BĐNĐ)là bệnh thường hay gặp với tỉ lệ là 5-10% dân số mắc phải và nữ mắc nhiều hơn nam. Bệnh gây ra những cơn đau nhức đầu dữ dội, thường ở một bên đầu và có thể kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày.
bệnh đau nửa đầu (BĐNĐ)là bệnh thường hay gặp với tỉ lệ là 5-10% dân số mắc phải và nữ mắc nhiều hơn nam. Bệnh gây ra những cơn đau nhức đầu dữ dội, thường ở một bên đầu và có thể kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày. Người bệnh bị rối loạn thị giác, buồn nôn, ói…

Hiện nay, y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra BĐNĐ, chỉ nhận thấy lượng Serotonin trong máu người bệnh bị sụt giảm đáng kể và bệnh thường có khuynh hướng gia đình.

bệnh đau nửa đầu

Tuy nhiên, hiện nay người ta đã phát hiện ra một số yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát BĐNĐ như:

- Yếu tố stress (căng thẳng, lo lắng, giận dữ...).

- Yếu tố thực phẩm: một số loại thực phẩm như chocolate, pho mát, sữa, rượu vang, cam, chanh...

- Yếu tố về môi trường sống như: tiếng động ồn ào, ánh sáng chói quá mức…

- Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt hay đang sử dụng Thuốc ngừa thai.

BĐNĐ được chia làm 2 dạng: Dạng thông thường: cơn nhức đầu xuất hiện từ từ rồi tăng dần đến mức độ nghiêm trọng. Người bệnh cảm thấy có sự va đập mạnh ở đầu, kèm theo buồn nôn, ói.

Dạng cổ điển (hiếm gặp hơn): người bệnh cảm nhận những triệu chứng báo trước: mù lòa một phần hay tạm thời, sợ tiếng động, sợ ánh sáng… và tiếp theo mới đến cơn nhức đầu, buồn nôn, ói.

Thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu

Tùy theo mục đích điều trị mà Thuốc sử dụng trong điều trị bệnh này được chia làm 2 loại:

Nhóm Thuốc cắt cơn:

Nhóm Thuốc này được sử dụng để làm giảm cơn nhức đầu nghiêm trọng khi bệnh khởi phát và các Thuốc được sử dụng gồm có:

- Thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol, aspirin hoặc Thuốc kháng viêm NSAID như Ibuprofene, ketoprofene… thường được sử dụng để giảm cơn đau. Các loại Thuốc này có thể phối hợp với codein hay cafein để tăng tác dụng giảm đau (như paracetamol codein).

- Khi người bệnh bị nôn ói, có thể phối hợp với các Thuốc chống nôn như Metoclopramide, Domperidone…

- Dihydroergotamin và Ergotamin là những Alkaloid của nấm cựa gà có tác dụng duy trì sự cân bằng vận mạch ở não và kháng Serotonin nên được sử dụng trong điều trị cắt cơn đau ở BĐNĐ.

Cần lưu ý các Thuốc này thường làm tăng rối loạn tiêu hóa, gây tai biến do thiếu máu cục bộ, loạn dưỡng cơ ở chi và chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy gan, thận, mạch vành…

- Nhóm Thuốc Triptan với các Thuốc như: sumatriptan (Imigran), Rizatriptan (maxalt)… thường được sử dụng khi các nhóm Thuốc trên không mang lại hiệu quả điều trị giảm đau như mong muốn.

Nhóm Thuốc này tác động như một chất chủ vận chọn lọc và đặc hiệu lên các thụ thể 5- T1B/1D (5-Hydroxytriptamine 1B/1D) ở các mạch máu não gây co mạch.

Cần lưu ý nhóm Thuốc này không được sử dụng cho người cao huyết áp, đau thắt ngực, không dùng chung với Thuốc Ergotamin, với nhóm Thuốc IMAO (monoamine oxydase inhibitors).

Nhóm Thuốc dự phòng:

Nhóm Thuốc này được sử dụng trong điều trị dự phòng, khi BĐNĐ thường hay tái phát với tần suất từ 2 lần trở lên mỗi tháng hoặc ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập… của người bệnh. Các Thuốc được sử dụng gồm có:

- Thuốc chẹn thụ thể beta như: propanolol, atenolol...

- Thuốc chẹn kênh canxi, như: nifedipin, verapamil, flunarizine... Hai loại Thuốc trên là những Thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp.

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, như: amitryptiline, nortryptiline...

- Thuốc chống co giật, (anticonvulsants) như: sodium valproate.

Cần lưu ý: với các Thuốc trên thường có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ định và theo dõi của các thầy Thuốc.

Ngoài việc sử dụng Thuốc trong điều trị BĐNĐ, chính việc thay đổi lối sống là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả: người bệnh cần tập luyện thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội, tập yoga... và phòng tránh những yếu tố gây khởi phát bệnh!

DS. MAI XUÂN DŨNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-trong-dieu-tri-benh-dau-nua-dau-dung-thuoc-nen-biet-14600.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY