Tâm sự hôm nay

Thụy Điển: Phẫu thuật chuyển giới được BHYT chi trả

Sam cho tới nay đã tiến hành 2 lần phẫu thuật để có một cơ thể nam giới hoàn hảo và mỗi lần như vậy...
Người sinh ra bị đặt nhầm cơ thể

Có những người sinh ra lại bị đặt vào nhầm cơ thể. “Một người bình thường” chính là bộ phim kể về câu chuyện của Sam. Các nhà làm phim đã theo chân Sam từ thuở ấu thơ cho tới hết những năm tháng trung học với biết bao thăng trầm, trong đó không thể không kể tới quyết định đi tới cuộc phẫu thuật vòng 1 và sử dụng liệu pháp thay thế hormon.

Sinh ra là một cô bé xinh xắn tên là Isabelle nhưng ngay từ khi còn nhỏ, Isabelle đã biết mình không phải là một cô bé. “Sau này lớn con sẽ làm bố!”, cô bé Isabelle đã dõng dạc nói khi mới chỉ 6 tuổi, để rồi chỉ vài năm sau đó, Isabelle đổi tên là Sam và công khai với cả gia đình rằng mình là một người chuyển giới - một người con trai bị sinh ra nhầm cơ thể. Ban đầu, mẹ Sam vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một giai đoạn con bà bối rối với tuổi dậy thì, nhưng khi biết con thật sự nghiêm túc, bà đã luôn ở bên và ủng hộ con.

Hành trình đầy nước mắt

Năm 22 tuổi, cô Camilla Gisslow ở Malmo, Thụy Điển vui mừng chào đón hai bé sinh đôi Isabelle và Denise đến với thế giới này. Thế nhưng đến năm 4 tuổi, Isabella luôn nhận thức mình là con trai và ăn mặc như con trai. Khi đó, em muốn cắt tóc ngắn nhưng mẹ không cho. Đến năm 6 tuổi, em đã tự cắt tóc ngắn và tự nhận mình là cậu bé Sam. Ở trường, Sam bị bạn bè trêu chọc, một số thầy cô cũng kỳ thị em. Vì sợ thái độ của mọi người xung quanh nên mẹ em rất lo lắng và không biết mình phải làm gì. Khi Sam 9 tuổi, mẹ em xem một bộ phim trong đó người chuyển giới bị giết hại, người mẹ đã cực kỳ lo sợ và cấm cản Sam không được phép ăn mặc và hành xử như con trai nữa. Chỉ đến khi Sam 13 tuổi, một lần, em đau khổ nói cho mẹ biết mình muốn Tu tu, không thiết sống nữa khi không được là chính mình, thì người mẹ mới hoàn toàn thông cảm và ủng hộ em. Cô Camilla tâm sự, có lúc cô cảm thấy tuyệt vọng không biết phải làm gì vì sợ xã hội ngăn cản, sợ Sam gặp nguy hiểm, cô đã tìm đến mẹ mình (bà của Sam) để trút bầu tâm sự. Người bà vốn vô cùng yêu quý Sam đã khuyên cô nên chấp nhận nguyện vọng của Sam. “Bà sẽ yêu cháu dù bất kể cháu có thế nào”. Chính sự bao dung của người bà đã giúp Sam và mẹ không cô đơn trên hành trình của mình.

Cô Camilla kể từ đó đã đi khắp nơi để kể câu chuyện về con trai của mình. Thay vì chỉ có con gái, giờ cô đã có thêm một cậu con trai. Cô đã đến các trường học, gặp gỡ các bậc phụ huynh và thầy cô để giúp cho những người thuộc cộng đồng người chuyển giới không còn bị xa lánh, kỳ thị trong xã hội, để họ được là chính mình.

phẫu thuật chuyển giới ở Thụy Điển

Theo luật của Thụy Điển, phẫu thuật chuyển đổi giới tính chỉ được áp dụng khi một người đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, các liệu pháp hormon có thể tiến hành từ năm 16 tuổi và chặn hormon có thể sớm hơn. Sam đã tiến hành tiêm Thu*c chặn hormon từ năm 14 tuổi. 16 tuổi, Sam bắt đầu tiêm hormon 3 tháng/1 lần. Số tiền tiêm hormon là 1.200USD một năm nhưng vì được BHYT chi trả nên gia đình Sam chỉ phải trả 180USD/năm. Năm 18 tuổi, Sam bắt đầu thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển giới đầu tiên. Và gia đình chỉ phải trả khoản tiền tượng trưng là 20USD.

Khi dậy thì, ngực của Sam khá nhỏ, nhưng Sam vẫn mắc cỡ với cơ thể nữ tính của mình nên không dám ra biển trong bộ bikini hoặc cố gắng che đi cơ thể nữ tính của mình. Chỉ tới khi phẫu thuật vòng 1 để có cơ thể nam giới, Sam mới dám ra biển đầy tự hào trong cơ thể của chính mình.

Để làm thủ tục pháp lý chuyển đổi giới tính trong hộ tịch và giấy tờ xác minh ở Thụy Điển phải đợi tới năm 18 tuổi. Người chuyển giới phải nộp hồ sơ do bác sĩ chuyên ngành Transgender (chuyển giới) trình lên. Và quá trình xác nhận kéo dài từ 3-6 tháng sau đó. Do thiếu bác sĩ Transgender trình hồ sơ nên người chuyển giới đôi khi phải đợi 2-3 năm mới xong.

Sam tâm sự, phẫu thuật không hề đau đớn và cảm thấy vô cùng hạnh phúc với cơ thể mới của mình. Năm nay đã 24 tuổi, Sam sẽ tiến hành cuộc phẫu thuật thứ 3 để có cơ thể nam giới hoàn chỉnh vào năm sau. Hiện tại, Sam có rất nhiều cô gái hâm mộ. Cậu cũng mới có bạn gái được 2 tháng.

Hàng ngày, Sam và mẹ vẫn nhận được rất nhiều lá thư chia sẻ từ khắp nơi, trong đó có nhiều người cùng cảnh ngộ. Trong số tất cả các lá thư gửi về, chỉ có 2-3 bức là cha mẹ còn chưa thông cảm mà thôi. Sam hiện tại sống rất hạnh phúc với công việc là thầy giáo dạy trẻ và nghệ sĩ xăm.

Nguyễn Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuy-dien-phau-thuat-chuyen-gioi-duoc-bhyt-chi-tra-n136743.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào mangyte, Tôi muốn hỏi là đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thì được BHYT chi trả như thế nào? Tôi là thương binh hạng 4/4, đăng ký khám chữa bệnh ở BV quận Gò Vấp rồi, muốn chuyển sang BV Nhân dân Gia Định có được không? Thủ tục như thế nào? (Lê Văn Trung, 61 tuổi, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY