Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Tiểu đường kèm cao huyết áp, nhổ răng được không?

Mẹ cháu năm nay 60, gần 2 năm trước mẹ có bị sâu răng, đi khám và BS nói mẹ bị tiểu đường kèm cao huyết áp nên không thể nhổ được. Giờ tôi nên làm thế nào?
Chào BS Khánh Ngọc,

Mẹ cháu năm nay 60, gần 2 năm trước mẹ có bị sâu răng, đi khám và BS nói mẹ bị tiểu đường kèm cao huyết áp nên không thể nhổ được. Họ có cho Thu*c uống cầm chừng để đó rồi thôi. Gần 1 năm nay, cái răng đó thỉnh thoảng nó lại hành mẹ cháu nóng, đau đầu rất nhiều, lở miệng và lên máu nhưng sau đó lại hạ.

Khoảng vài ngày trước, mẹ bỗng nhưng đau đầu, nhức răng kèm theo đó là lên máu tận 18 và sưng 1 bên má và khi cháu hỏi mẹ phải cái răng kia không thì mẹ bảo cái khác. Cháu rất lo, cháu biết bệnh mẹ cháu nghiêm trọng.

Cháu xin hỏi bệnh mẹ cháu như thế có trị hết được không ạ? Nếu cháu muốn nhổ mấy cái răng sâu kia thì có ảnh hưởng gì không? Và giờ cháu nên làm gì? Cháu cám ơn BS rất nhiều.

(Bạn đọc Mỹ - TPHCM)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn Mỹ,

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường nhưng đã được kiểm soát tốt hoặc có cao huyết áp nhưng đã được theo dõi và uống Thu*c thường xuyên giúp huyết áp ổn định luôn ở trong ngưỡng cho phép thì vẫn có thể nhổ răng được.

Trước mắt bạn nên đưa mẹ đến BV để làm giảm cơn đau nhức trước, kiểm soát nhiễm trùng vì sưng 1 bên má là tình trạng khá nghiêm trọng, nếu không xử lý có thể nhiễm trùng sẽ lan rộng, thậm chí gây nhiễm trùng máu. Sau đó bạn nên đưa mẹ đến BV để nhổ răng sẽ tốt hơn là nhổ ở các trung tâm nha khoa ở bên ngoài, do trong BV thì sẽ an toàn hơn do có nhiều biện pháp cấp cứu dự phòng.

Chúc bạn sức khỏe!BS Đoàn Khánh Ngọc - AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tieu-duong-kem-cao-huyet-ap-nho-rang-duoc-khong-n285762.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY