Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Tìm hiểu về quy trình thay khớp háng nhân tạo

Thay khớp háng được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Tìm hiểu quy trình thay khớp háng nhân tạo trong bài viết sau đây

thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi người bệnh điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả. trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về quy trình thay khớp háng nhân tạo để bạn có thể cân nhắc về trước khi áp dụng phương pháp này.

Thay khớp háng nhân tạo là gì?

Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật loại bỏ khớp háng bị tổn thương và thay bằng khớp nhân tạo. phẫu thuật được thực hiện khi khớp của bệnh nhân bị tổn thương nặng nề và không thể phục hồi.

Phương pháp này là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển trở lại.

Thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định đối với các bệnh lý như: viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, hoại tử xương,…

Quy trình thay khớp háng nhân tạo

Bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật thay khớp háng, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phẫu thuật và những trường hợp có thể xảy ra vào thời gian sau khi phẫu thuật.

1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

Đánh giá y tế: bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu kiểm tra thể chất để chắc rằng bạn có đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.

Hạn chế nhiễm trùng: Da của bạn không nên có bất kỳ nhiễm trùng hoặc kích ứng trước khi phẫu thuật. Nếu có, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị dứt điểm nhiễm trùng trước khi thực hiện.

Hiến máu: Bạn có thể được khuyên nên hiến máu của chính mình trước khi phẫu thuật. Máu sẽ được lưu trữ trong trường hợp bạn cần máu sau phẫu thuật.

Thu*c: Nói với bác sĩ về các loại Thu*c bạn đang dùng. Một số loại Thu*c sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm cân trước khi phẫu thuật để tránh áp lực lên khớp nhân tạo.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm trước khi phẫu thuật để giới hạn những rủi ro có thể phát sinh. Trước khi phẫu thuật vài giờ, bác sĩ sẽ yêu cầu một vài điều, hãy cố gắng thực hiện để đảm bảo cuộc phẫu thuật không xuất hiện bất cứ rủi ro nào.

2. Quy trình phẫu thuật

Bước 1:

Trong phẫu thuật thay khớp háng, bạn sẽ được gây mê toàn thân để thư giãn cơ bắp và khiến bạn hôn mê tạm thời. điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy đau hay có bất cứ nhận thức nào trong khi quá trình phẫu thuật.

Hãy trình bày tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý để bác sĩ lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp.

Bước 2:

Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt dọc theo bên hông và di chuyển các cơ nối với đỉnh xương đùi để lộ khớp hông. một số bác sĩ phẫu thuật ở mặt sau của khớp hoặc thực hiện qua mặt trước của khớp háng tùy vào từng trường hợp.

Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần xương và sụn bị tổn thương để chuẩn bị thay khớp mới.

Bước 3:

Để loại bỏ chứng viêm khớp của hõm khớp, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để cạo sạch sụn và xương bị hư hỏng. Bề mặt hõm khớp được làm sạch và trơn trước khi tiến hành cấy ghép.

Sau đó bác sĩ tiến hành điều chỉnh để hõm khớp phù hợp với kích thước của khớp nhân tạo.

Bước 4:

Đặt hõm khớp nhân tạo vào hõm khớp đã được làm sạch. sau đó, gắn khớp nhân tạo vào xương đùi bằng cách sử dụng xi măng hoặc vít cố định.

Bước 5:

Điều chỉnh ống tủy xương đùi để đảm bảo phần khớp nhân tạo liên kết chặt chẽ với cơ quan này

Bước 6:

Đặt chuôi khớp nhân tạo vào ống tủy xương đùi và lắp vào hõm khớp nhân tạo.

Bước 7:

Điều chỉnh hõm khớp và chuôi khớp để đảm bảo chiều dài hai chân bằng nhau sau phẫu thuật.

Bước 8:

Kiểm tra độ ổn định và liên kết của ổ khớp để hạn chế tình trạng lỏng và trật khớp sau khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bạn nên thực hiện các yêu cầu từ bác sĩ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng từ phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để phục hồi khả năng vận động và làm lành vết thương.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm hiểu rõ hơn về quy trình thay khớp nhân tạo. chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tim-hieu-ve-quy-trinh-thay-khop-hang-nhan-tao)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY