Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tim to bất thường vì... ô nhiễm

Tâm thất trái và phải của nhiều người khỏe mạnh sống tại TP ô nhiễm bị thay đổi cấu trúc, trông giống như của người bị suy tim giai đoạn đầu.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Queen Mary (London- Anh) đã khảo sát 4.000 người dân Anh cư trú tại thành phố nơi có mức độ ô nhiễm cao và phát hiện dù chưa bị bệnh, trái tim của họ đã bị biến đổi và trông như tim của người bị suy tim giai đoạn đầu, chỉ vì những chất bẩn trong không khí họ tiếp xúc hàng ngày.

London (Anh) được coi là một thành phố ô nhiễm cao, khiến tim nhiều người bị thay đổi cấu trúc - ảnh: HUFFINGTON POST

4.000 người này được theo dõi trong vòng 5 năm, thực hiện các xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe tổng quát, MRI, đo lường chức năng, kích thước và trọng lượng của tim. Họ cũng cung cấp cho nhóm nghiên cứu các chi tiết về lối sống, hồ sơ sức khỏe và nơi họ sinh sống.

Nghiên cứu phát hiện khi chỉ số ô nhiễm PM2.5 (các hạt ô nhiễm trong không khí) tăng thêm mỗi 10 đơn vị (10 mcg/m3) thì buồng tim con người bị mở rộng thêm 1%.

Hai khu vực bị ảnh hưởng của tim là tâm thất trái và tâm thất phải. Khi 2 khu vực này bị mở rộng, việc bơm máu khắp cơ thể của tim sẽ trở nên khó khăn hơn và lâu ngày sẽ phát sinh những bệnh, tai biến tim mạch nguy hiểm.

Mức ô nhiễm ở nhiều thành phố lớn tại Anh được cho là góp phần gây ra nhiều trường hợp trong số 2,6 triệu người đang phải sống với bệnh tim mạch, một nhóm bệnh gây ra khoảng 150.000 cái ch*t mỗi năm.

Giáo sư Jeremy Pearson, Phó Giám đốc Y khoa tại Quỹ tim mạch Anh, một trong các đơn vị tài trợ cho nghiên cứu, cho biết hiện nay tiêu chuẩn PM2.5 được coi là "an toàn" tại Anh là 25, trong khi theo nghiên cứu mới này, chỉ cần PM2.5 đạt 8-12, trái tim của con người đã bị ảnh hưởng.

Theo đo đạc tại London, mức PM2.5 trung bình năm 2018 là 18 đơn vị (18 mcrg/m3). Tuy nhiên, giờ cao điểm, con số có thể lên đến 60. Nhiều thành phố ở Việt Nam có mức ô nhiễm còn cao hơn. Theo dữ liệu của chuyên trang đo lường chất lượng không khí aqicn.org, đo đạc tại Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM, mức PM2.5 vào 8g sáng 6/8 lên đến 114.
Theo A. Thư - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tim-to-bat-thuong-vi-o-nhiem-n381566.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra nơi hạ giới cho Ngọc Hoàng biết.
  • Ở vịnh Đà Nẵng, chuyện nhức nhối và được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là chuyện ô nhiễm do nước thải.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY