Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt để ngừa bệnh tiểu đường?

(Mangyte) - Theo nghiên cứu ở Mỹ thì gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt?

Thưa BS Tuyết Hoa,

Tôi đọc thông tin trên mạng thấy nội dung sau:

“Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.

Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến loại 2.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc nhiều hơn những người ăn

Nhưng nghiên cứu trên những người ăn gạo lứt lại cho ra kết quả ngược lại, họ không có dấu hiệu của loại 2.

Giống như nhiều loại ngũ cốc khác, có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.

Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu”.

Tôi xin hỏi, nếu theo nghiên cứu trên thì người Việt Nam có nguy cơ mắc rất cao phải không BS, vì chúng ta ăn một ngày đến 2-3 bữa cơm? Vậy tôi

Thanh Hải - Bình Chánh, TPHCM

Nhiều nơi người dân ăn nhiều cơm gạo và khoai tây nhưng lại không béo phì hoặc đái tháo đường - Ảnh: internet Chào anh,

Gạo trắng thuộc nhóm carbohydrate có chỉ số đường (GI >70), cao hơn so với (# 60). Do (lức) còn có lớp vỏ bên ngoài, đây chính là chất xơ giúp chậm hấp thu đường, do vậy đường huyết ngay sau ăn 1 chén gạo trắng sẽ tăng cao hơn đường huyết sau ăn 1 chén gạo lứt.

Những nghiên cứu gần đây ghi nhận người có chế độ ăn với thức phẩm có GI thấp trong nhiều năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành thấp hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm có GI cao.

Tuy nhiên, những vùng như châu Á và Peru, nơi người dân ăn cơm gạo và khoai tây (vốn có chỉ số GI cao) nhưng lại không béo phì hoặc ĐTĐ nhiều hơn các dân tộc khác, có lẽ do thói quen ăn nhiều trái cây và rau cải góp phần tích cực giảm tác động lên đường huyết ở họ.

Khi chọn thực phẩm ăn uống, giới y học luôn khuyến cáo chúng ta hãy quan tâm đến nhóm có chỉ số GI thấp nhưng chính tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày mới là yếu tố quan trọng nhất và mạnh nhất có ảnh hưởng đến những bệnh mạn tính này (nghĩa là số gam carbohydrate ảnh hưởng lên mức đường huyết nhiều hơn là chỉ số GI).

Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của chỉ số GI trong thức ăn với đáp ứng đường huyết. Ví dụ, GI thay đổi theo kiểu chế biến, thời gian lưu trữ, phương pháp nấu nướng, ngay cả cùng là khoai tây nhưng GI cũng khác nhau…, đáp ứng lên đường huyết rất thay đổi từ người này sang người khác, thay đổi trong cùng một người từ ngày này qua ngày khác vì tùy thuộc vào hàm lượng đường trong máu, mức độ kém nhạy cảm với insulin và nhiều yếu tố khác.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Kính chào bác sĩ Tuyết Hoa!

Bố cháu 52 tuổi, hay mất ngủ, huyết áp tăng nhanh về ban đêm, nước tiểu thường bị ruồi kiến bâu. Cơ thể mất khả năng miễn dịch nên vết thương lâu lành, thường bị nhiễm trùng. Bố cháu vẫn ăn uống bình thường (ăn rất nhiều) và còn ăn mặn.

Cháu nghĩ bố cháu đã bị tiểu đường, muốn đưa bố đi khám nhưng ông không chịu. Nếu không đi khám, có dấu hiệu nào khẳng định chắc chắn bố cháu bị không ạ? Cháu mong BS cho cháu lời khuyên. Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Đình Phong - TP Vinh, Nghệ An

Chào cháu,

Bệnh ĐTĐ có biểu hiện rất đa dạng, từ không có bất kỳ triệu chứng gì đến một vài hoặc đầy đủ tất cả các triệu chứng và biến chứng. Do vậy việc chẩn đoán đòi hỏi thử đường glucose trong máu và thăm khám đánh giá đầy đủ các biến chứng.

Vậy nên, cháu cố gắng động viên ông đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác nhé.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Chào bác sĩ,

Tôi nghiện Thu*c lá, mỗi ngày hút hơn một bao. Gần đây tôi nghe nói người hút Thu*c lá dễ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), có phải không thưa BS? Tôi cũng có sở thích uống trà nữa. Tôi nghĩ uống trà sẽ giảm phần nào tác hại của khói Thu*c, như vậy sẽ giúp tôi giảm nguy cơ bị đái tháo đường do hút Thu*c? Xin cảm ơn BS!

Nguyễn Trường Sơn - Nam Định, son1812…@yahoo.com

Xin chào anh,

Hút Thu*c lá không phải là yếu tố thuận lợi gây mắc ĐTĐ, nhưng là yếu tố nguy cơ gia tăng các biến chứng trên mạch máu của bệnh ĐTĐ. Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ Thu*c lá thôi anh ạ. Mỗi ngày anh hút hơn một bao là quá nhiều rồi đấy.

Chưa rõ tác dụng của trà có giảm được tác hại nói chung của Thu*c lá, nhưng trà mang lại lợi ích trên tim mạch và giúp giảm mỡ cholesterol có hại trong cơ thể.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Thưa BS Tuyết Hoa,

Em bị đái tháo đường mới được phát hiện. Em đang ăn kiêng nhưng lại mắc bệnh tụt huyết áp vì thế việc ăn kiêng không mấy hiệu quả. Kính mong BS cho em lời khuyên.

Ánh Nguyệt - moonshine…@gmail.com

Ánh Nguyệt à,

Tụt huyết áp và ăn kiêng là hai chuyện không có liên quan gì đến nhau em ạ. Ăn kiêng trong bệnh ĐTĐ không hoàn toàn là ăn kiêng như người thừa cân, mà chính là ăn uống hợp lý. Khẩu phần ăn hợp lý giúp em có đủ sức khỏe mà vẫn đảm bảo điều chỉnh được đường huyết.

Có lẽ em muốn đề cập đến tình trạng huyết áp thấp của em hơn là tụt HA? Có vài nguyên nhân, hoặc thậm chí huyết áp thấp vốn mặc định của cơ thể em (do cơ địa)... Em có thể tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thích hợp nhé.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Kính chào bác sĩ Tuyết Hoa,

Tôi năm nay 39 tuổi. 3 năm trước tôi sinh thêm 1 cháu trai. Lúc mang bầu tới tuần thứ 32, bác sĩ phát hiện tôi bị thai kỳ (kết quả xét nghiệm máu vào sáng sớm chưa ăn là 7,5). Từ khi sinh xong tôi thường xuyên đo đường máu, hiện nay chỉ số đường máu của tôi vào lúc sáng sớm quanh ở mức 6,5 - 6,7.

Vậy xin hỏi các bác sĩ, chỉ số đường máu của tôi ở thời điểm hiện nay có phải là cao không? Xin bác sĩ cho tôi biết chỉ số an toàn của người Việt hoặc người châu Á là bao nhiêu trước khi ăn và sau khi ăn 1-2h?

Tôi có cần phải duy trì chế độ ăn kiêng nào không? Xin cảm ơn các bác sĩ Tuyết Hoa, chúc bác sĩ nhiều sức khỏe!

Bích Thảo - Q. Tân Bình, TP.HCM

Chào chị Thảo,

Chị đã bị ĐTĐ thai kỳ. Thường sau sinh đường huyết trở về bình thường. Chỉ một số ít người vẫn còn rối loạn dung nạp đường (là tình trạng tiền đái tháo đường) hoặc thực sự ĐTĐ sau khi sinh.

Trong số bình thường này, một số người có thể có bất thường đường huyết ở lần mang thai tiếp theo và 30-50% trong số họ sẽ bị ĐTĐ thực sự trong tương lai. Do đó, người bị ĐTĐ thai kỳ nên kiểm tra đường huyết hàng năm, được tư vấn về cách phòng ngừa ĐTĐ Duy trì tập thể dục và ăn đúng cách là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Chỉ số đường huyết của chị không vượt quá 7mmol/L nên chưa thể là ĐTĐ, nhưng ở mức 6,5-6,7 mmol/L cũng là có rối loạn đường huyết đói rồi.

Chỉ số đường huyết bình thường trước khi ăn ở người trẻ trung niên càng gần trị số của người bình thường càng tốt: 5,0-5,4 mmol/L và sau khi ăn 2 h cho phép 6.7 -7.8 mmol/L. Tuy nhiên ở người có tuổi các mức này rộng hơn và linh hoạt theo tình trạng thể chất của người bệnh.

TS-BS Lê Tuyết Hoa

Bài tư vấn của TS-BS Lê Tuyết Hoa các kỳ trước:

Kỳ 4: Các bác, dì bên mẹ tôi đều bị tiểu đường, vậy tôi có nguy cơ bị bệnh? Kỳ 3: Người tiểu đường nên ăn đồ ngọt như thế nào?

Kỳ 2: Tiểu đường có ảnh hưởng đến chuyện con cái?

Kỳ 1: Cách chế ngự cơn thèm ăn của người bệnh tiểu đường?

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/toi-co-nen-chuyen-sang-an-gao-lut-de-ngua-benh-tieu-duong-n11999.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. Cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau và tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành các món ăn hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây xin được giới thiệu một số công thức điển hình:
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY