Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tôi sẽ tới và sẽ nói với bác sĩ những lời quan trọng tỏ lòng biết ơn...

Tôi sẽ tới, sẽ mang theo hộp kẹo mà tôi đang cất kèm theo chai cognac của Kazakhstan. Tôi sẽ tới và sẽ nói với bác sĩ những lời quan trọng tỏ lòng biết ơn, mà đôi khi chúng ta không kịp nói với nhau trong đời...

Đó là một trong những tình cảm trân quý mà bà Zainat Ayazbaevna, người Kazakhstan, 73 tuổi- đã ghi lại trên trang Facebook cá nhân dành cho một bệnh viện công ở thủ đô Hà Nội, nơi bà đã có những trải nghiệm thú vị trong đúng những ngày cao điểm chống dịch COVID-19, đã ghi lại trên trang Facebook cá nhân

"Ca mổ không phức tạp nhưng quan trọng. Không mổ thì chả mấy chốc mà nhồi máu cơ tim..."

Bà viết trên Facebook cá nhân cách đây ít hôm: Tôi là người ưa mạo hiểm và thích phiêu lưu. Những cuộc phiêu lưu của tôi luôn bất ngờ, có dấu ấn mạnh và rất khó quên. Ở tuổi ngoài 70, với sự kiên định không thể chối cãi, tôi thường nằm trên giường bệnh, bàn mổ. Tôi không cho rằng mình là người thường xuyên đau yếu, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những vấn đề sức khỏe cấp bách.

Hãy tưởng tượng tấm bản đồ thế giới. Hãy tìm Đông Nam Á, một đất nước nhỏ bé nhưng rất đông dân nằm ngay bên bờ Biển Đông. Tức là, tiếp theo chỉ có nước. Thế mà tôi lại nằm viện. Rất khẩn cấp, cần trợ giúp trái tim ngay lập tức.


Bà Zainat Ayazbaevna, người Kazakhstan đã có những trải nghiệm thú vị trong đúng những ngày cao điểm chống dịch COVID-19 tại một bệnh viện công ở thủ đô Hà Nội

“khi đó, ở nhiều nước đã xảy ra dịch bệnh covid-19. đất nước này cũng đang áp dụng những biện pháp chống dịch, thế mà tôi lại rơi vào hoàn cảnh này. không những thế bệnh viện nơi tôi nằm một thời gian dài đã không nhận phẫu thuật, không thể mời bác sĩ từ các bệnh viện khác vì quy định dãn cách xã hội. phải làm sao bây giờ?”- bà zainat ayazbaevna kể lại

Sau nhiều lần hỏi han tư vấn và nói chuyện với nhiều giáo sư, tôi được một bệnh viện công đồng ý cho nhập viện. Liệu mọi người có hình dung ra tình trạng của chúng tôi không? Dịch bệnh đang hoành hành, phải hạn chế tiếp xúc, thế mà chúng tôi cứ hoảng hốt chạy từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, kết cục là tôi phải nằm ở một bệnh viện công, nơi chữa trị cho cả người thành thị lẫn người nông thôn. Nói chung là khi lần đầu tiên nhìn thấy một số lượng lớn người ở khắp mọi nơi thì lúc đầu ta dễ bị sốc, sau đó thấy phiền lòng và sau vài ba năm thì không còn nhìn thấy gì nữa.

Bà kể tiếp: Tại khoa tim mạch nơi tôi nằm không còn phòng riêng. Chỉ còn những phòng bệnh chung dành cho cả bệnh nhân nam lẫn bệnh nhân nữ. Phải đến 15 người. Giường kê theo hình rẻ quạt, lối đi ở giữa dẫn đến một cái phòng nhỏ hơn. Tôi được đưa vào đó... Phòng có hai bệnh nhân nam, hai bệnh nhân nữ.

“cố gắng không thể hiện cảm xúc hơi bị sốc, các con tôi đưa tôi vào đó và đi gặp bác sĩ phẫu thuật và thoả thuận mổ cho tôi ngay chiều hôm đó. ca mổ không phức tạp nhưng quan trọng. không mổ thì chả mấy chốc mà nhồi máu cơ tim”- bà zainat ayazbaevna viết trên trang cá nhân của mình

“Thêm một lần nữa tôi thán phục dân tộc này, thán phục khát vọng của họ vươn lên những chuẩn mực cao hơn”

Thôi thì nằm vậy... Tôi nhìn quanh căn phòng... Không có giường gỗ, tất cả đều là giường hiện đại, đa chức năng. Tủ đầu giường bằng nhựa dầy, có thể đẩy ra thành bàn với nhiều ngăn kéo. Giường nào cũng có dung dịch sát khuẩn tay. Cảm giác chung là ngăn nắp và sạch sẽ. Hai nữ lao công lau sàn bằng loại giẻ lau đặc biệt: một người dọn rác, một người lau. Nhà vệ sinh ở ngay cạnh giường của tôi và tất cả bệnh nhân đều đi vào đó, nhưng 3 chiếc quạt rất mạnh thổi bay mùi hôi.

“Thôi thế là tốt rồi”, tôi nghĩ thầm. Tôi chuẩn bị được mổ. Đầu tiên là đặt “con bướm” lấy ven, tức là đưa vào ven một bộ chuyển để có thể nhiều lần luồn kim truyền Thu*c vào đó.

Việc lấy ven của tôi là cả một câu chuyện dài. cứ mỗi khi người ta tìm ven cho tôi là tôi thấy căng thẳng, bởi ven của tôi lặn hết sau nhiều ca mổ trong những năm qua. tôi nhớ hồi còn ở trong nước, câu chuyện này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần: xe cấp cứu được gọi tới, 10 lần thì 8 lần y bác sĩ không lấy được ven. tôi cũng không hiểu tại sao. kết cục là tay đầy những vết xưng, vết bầm tím và thấy phiền toái.

Một lần sau ca mổ tại bệnh viện số 12, có cô y tá đến chọc ven nát hai cánh tay không trúng lần nào. Hơi ngượng về kỹ năng của mình, cô ấy quay số điện thoại di động của ai đó và ngồi chờ. Vài phút sau cửa mở và một cô gái mặc trang phục nhân viên nhà ăn nhanh nhẹn bước vào. Miệng không ngừng nhai kẹo cao su, cô ấy vứt oạch chiếc điện thoại đang chơi nhạc rất to lên giường bệnh của tôi, cầm lấy kim và lấy được ven ngay trong lần đầu tiên. Đến tối, cũng cô gái đó, nhưng giờ đã mặc trang phục điều dưỡng đến thực hiện truyền cho tất cả mọi người. Hóa ra, ban ngày cô ấy làm ở nhà ăn, ban đêm mới trực.

Tại Hà Nội, tôi đã có lần chữa bệnh tại một bệnh viện tư nhân rất tốt, tại đây họ luôn lấy được ven trong lần đầu tiên. Tôi cho là nhân viên ở đây được tuyển lựa và đào tạo kỹ càng. Thế nên, cũng có chút hoài nghi không biết tại bệnh viện công sẽ ra sao? Và rồi một nhóm các chàng trai trẻ chạy ùa ra (không hiểu sao ở đó họ lại đông hơn các nữ điều dưỡng). Họ đều tóc tai tề chỉnh, nói tiếng Anh rất tốt. Tôi chưa kịp ố á, sợ hãi gì thì họ đã lấy ven, lấy mẫu xét nghiệm rất nhanh và ít lâu sau tôi đã sẵn sàng để đặt stent.

Thêm một lần nữa tôi thán phục dân tộc này, thán phục khát vọng của họ vươn lên những chuẩn mực cao hơn. Tất cả những chàng trai nhanh nhẹn và có kỹ năng tốt này đều là những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những sinh viên năm cuối của Đại học Y. Hóa ra tại Việt Nam làm việc tại bệnh viện công mới là uy tín đối với giới bác sĩ. Thứ nhất là thực tế ở đó phong phú và đa dạng hơn. Thứ hai, Chính phủ cũng có chế độ chính sách ưu tiên gì đó để họ không chạy ra các phòng khám tư nhân.

“Tôi đã không kịp cảm ơn một cách đúng nghĩa ân nhân cứu mạng của mình..”

Đến đây xin nói đôi dòng về Trường Đại học Y. Mấy ngày sau đó, khi đã về nhà nằm cách ly, tôi mới vỡ lẽ ra mình nằm ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – trường đại học có tuổi đời cao thứ hai ở Việt Nam (trường nhiều tuổi nhất là Văn Miếu, được thành lập từ năm 1070- bà viết).

Trường Đại học Y Hà Nội được nhà vi khuẩn học người Pháp – Thụy Sĩ Alexander Yersin thành lập năm 1902. Nói chung là tôi đã không nằm ở một bệnh viện công thường, mà là tại cơ sở thực hành của một trường đại học có bề dày lịch sử. Tiếc là tôi đã không biết trước nên lúc đầu còn nghi ngại.


Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nơi bà Zainat Ayazbaevna phẫu thuật

Tôi rất thích viên bác sĩ phẫu thuật. anh ấy thật tự tin, điềm tĩnh, tuy thỉnh thoảng trông hơi dữ dằn, biết tiếng nga, tiếng pháp, tiếng anh, thậm chí đã từng đến kazakhstan dự hội nghị. ơn giời, cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thành công. sang ngày thứ hai, khi tôi làm thủ tục xuất viện, bác sĩ xin lỗi vì không lo được phòng riêng cho tôi. “không có hóa ra lại tốt, bác sĩ ạ” – tôi nói. thật thú vị khi được quan sát người khác cùng cách thức họ ứng xử và cảm xúc của họ.

Những người này có tâm lý, tôn giáo và những giá trị sống hoàn toàn khác. Họ đã quá quen với khó khăn. Họ không bao giờ để lộ ra phiền não, luôn chú ý đến người già và trẻ con. Tôi luôn rưng rưng mỗi khi gặp các chàng trai cô gái. Họ luôn nghiêng đầu chào. Tôi rất mong những giá trị phương tây không tiêu diệt tất cả những điều đó. Rất tiếc, ở đất nước chúng tôi quan hệ giữa người với người lại khác hẳn. Dù thế nào thì một đất nước trước hết cũng là con người. Chúng ta cần phải luôn nhớ mối quan hệ giữa mọi người với nhau.

Tôi được xuất viện ngay trước khi hà nội bước vào giai đoạn cách ly căng thẳng nhất và tôi đã không kịp cảm ơn một cách đúng nghĩa ân nhân cứu mạng của mình là bác sĩ nguyễn lân hiếu. tôi sẽ tới, sẽ mang theo hộp kẹo mà tôi đang cất kèm theo chai cognac của kazakhstan. tôi sẽ tới và sẽ nói với bác sĩ những lời quan trọng tỏ lòng biết ơn, mà đôi khi chúng ta không kịp nói với nhau trong đời...

Vũ Mạnh Cường (lược dịch)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ed1f539f8ec6e51a944db52)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY