Dinh dưỡng hôm nay

TP HCM: Rà soát người dân từ địa phương khác đến TP trong vòng 14 ngày qua

(MangYTe) - Đây là một trong những nội dung công văn khẩn vừa được Sở Y tế TP HCM gửi các đơn vị, sở, ngành trong việc tăng cường giám sát phòng chống dịch Covid-19

Sở Y tế TP HCM vừa gửi công văn đến các đơn vị, sở, ngành về việc tăng cường giám sát phòng chống dịch Covid-19 đối với hành khách nội địa, nước ngoài đến TP từ nay đến ngày 15-4 (có thể kéo dài tùy tình hình bệnh dịch). Đối tượng là người nhập cảnh từ các quốc gia trên thế giới, người đến TP HCM từ tất cả các địa phương trên toàn quốc.

Địa đểm thực hiện: Sân bay Tân Sơn Nhất (áp dụng với các chuyến bay đi - đến TP HCM: TP HCM - Hà Nội - TP HCM; TP HCM - Đà Nẵng / Phú Quốc - TP HCM); Ga Sài Gòn; các bến xe liên tỉnh; các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ TP...

Mọi hành khách đến TP HCM tại sân bay, ga tàu, bến xe, chốt kiểm soát thực hiện các nội dung: Khai báo y tế theo mẫu Bộ Y tế ban hành (điện tử hoặc giấy); kiểm tra y tế, đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe; lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán đối với người nhập cảnh từ ngày 8-3 chưa được cách ly tập trung và người đến từ các tỉnh/thành có dịch của Việt Nam theo công bố của Bộ Y tế. Áp dụng cách ly tập trung đối với người từ tỉnh/thành có dịch của Việt Nam theo công bố của Bộ Y tế hoặc người liên quan các ca bệnh đã xác định (nếu phát hiện được); những người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở đưa ngay vào cơ sở y tế. Thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, có giám sát chặt chẽ đối với người từ tỉnh/ thành khác.

Một khu cách ly, điều trị Covid-19 tại TP HCM

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nội dung, quy trình chuyên môn, phân công, điều phối, chuyển người vào khu cách ly, lấy mẫu xét nghiệm… Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế bố trí máy đo thân nhiệt tại nhà ga quốc nội, ga xe lửa, các bến xe…, tiến hành khai báo y tế, kiểm dịch; Trung tâm y tế quận-huyện, bệnh viện quận-huyện cử người tham gia đội kiểm dịch y tế lấy mẫu xét nghiệm hành khác theo sự phân công…

Sở Y tế TP HCM đề nghị các Sở Giao thông Vận tải, Du lịch, LĐ-TB-XH, Công an TP chỉ đạo các đơn vị vận tải, công ty lữ hành triển khai khai báo y tế đối với toàn hành khách trên xe, lập danh sách hành khách để cung cấp khi đến bến xe, chốt kiểm soát; tổ chức các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ TP để kiểm tra các phương tiện vận chuyển hành khách từ các địa phương, kể cả những phương tiện không vào bến bãi cố định; chỉ đạo công an các địa phương rà soát, xác định người đến TP HCM trong vòng 14 ngày qua đang cư trú, làm việc tại cơ sở, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với y tế địa phương kiểm tra y tế và lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần) - nhất là những người đến từ các tỉnh/thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

Nguyễn Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/ra-soat-nguoi-den-tp-hcm-trong-vong-14-ngay-qua-20200331105844288.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY