Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TPHCM: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng rất lớn

Mặc dù đã 19 ngày qua, TPHCM không có trường hợp lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên Thành phố đang vẫn đứng trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh vì là nơi giao thương, giao lưu của cả nước.

Được biết, cuối ngày 19/8, HCDC đã có công văn gửi 24 Trung tâm Y tế quận huyện hướng dẫn triển khai giám sát theo 4 nhóm nguy cơ như sau:

Trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 xác định: thực hiện khai báo tại khu cách ly của quận, huyện, áp dụng cách ly tập trung (cách ly cấp 3) tại khu cách ly quận huyện hoặc thành phố và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Trường hợp từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg: thực hiện khai báo tại khu cách ly của quận, huyện, áp dụng cách ly tập trung (cách ly cấp 3) tại khu cách ly quận huyện hoặc thành phố và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Trường hợp từng đến các địa điểm được Bộ Y tế thông báo: Thực hiện khai báo tại trạm y tế, cách ly tại nhà (cách ly cấp 2), lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Những người không thuộc 3 nhóm trên: Thực hiện khai báo trên ứng dụng tokhaiyte.vn và tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của y tế; lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Thời gian áp dụng các hình thức giám sát này là 14 ngày, tính từ ngày đến TP.HCM. Các tỉnh thành thực hiện giám sát sẽ được cập nhật tùy theo diễn biến tình hình dịch.

Tăng cường phòng dịch trong cộng đồng (ảnh: HCDC)

HCDC sẽ cập nhật thường xuyên danh sách các địa phương có trường hợp bệnh COVID-19 trong cộng đồng, các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội theo các địa điểm được Bộ Y tế công bố.

Người dân thuộc các nhóm đối tượng trên thực hiện theo hướng dẫn của HCDC được đính kèm dưới đây và liên hệ Trung tâm Y tế quận huyện, Trạm Y tế nơi mình cư trú để phối hợp thực hiện.

“Hoạt động giám sát này nhằm phát hiện sớm nguồn lây, giúp kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Do đó, người từ các tỉnh thành nêu trên khi đến Thành phố cần chủ động thực hiện theo hướng dẫn của HCDC.

Đồng thời chủ động, trung thực trong khai báo y tế cũng như tuân thủ hướng dẫn cách ly y tế, tự theo dõi sức khỏe là góp phần giúp bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng cũng như giúp thành phố kiểm soát được dịch bệnh, duy trì cuộc sống bình thường mới để phát triển kinh tế. Cộng đồng, gia đình, xã hội cũng cần phối hợp với chính quyền và y tế phát hiện các trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực” – HCDC khuyến cáo.

Quyền Bộ trưởng Y tế: Có thể thêm nhiều ca nhiễm mới từ 'Thế giới bò tươi'

Về tình hình dịch tại tỉnh Hải Dương, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn “Thế giới bò tươi” – nơi có ca bệnh 867- từ khoảng ngày 25-27/7. Từ địa điểm này dịch lây lan ra cộng đồng. Trong những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới.

Tin vui 'đặc biệt' cho bác sỹ và đoàn bay quả cảm đón 129 công dân từ Guinea Xích đạo

Sau 3 tuần cách ly y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chiều ngày 19/8, các thành viên trong chuyến bay quả cảm (gồm nhân viên y tế, phi công và tiếp viên) giải cứu 219 công dân tại Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7 đã được xuất viện.

Cách ly 100 người tiếp xúc gần với thầy giáo coi thi mắc COVID-19

Liên quan đến thầy giáo coi thi tốt nghiệp mắc COVID-19, ngành chức năng địa phương đã tiến hành cách ly y tế 100 trường hợp có tiếp xúc gần

Bệnh nhi mắc bệnh tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam được cứu nhờ kỹ thuật đặc biệt

Bệnh nhi hơn 5 tháng tuổi, mắc bệnh thông liên thất lớn phần cơ – tăng áp lực động mạch phổi rất nặng đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị thành công bằng kỹ thuật Hybrid.

Bà bầu nên biết những điều này để an toàn cả mẹ lẫn con trong mùa dịch COVID-19

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra lời khuyên về chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch COVID-19.


Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/tphcm-nguy-co-lay-nhiem-covid19-trong-cong-dong-rat-lon-1708406.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY