Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Đại cương

Tràn khí màng phổ toàn bộ (TKMPTB) là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau, làm thay đổi chức năng bơm thông khí của lồng ngực - phổi, dẫn tới các biến chứng hô hấp và tuần hoàn. TKMPTB có thể xuất hiện trên các bệnh nhân có hay không các bệnh lý của phổi. TKMPTB trên người bệnh trẻ và khoẻ mạnh thường xuyên phát sau nhiều bệnh lý khác nhau của phổi, sau chấn thương hay do thày Thu*c gây ra. TKMPTB gây ngạt, thiếu oxy, đặc biệt làm tăng thêm các bệnh lý vốn có của phổi. Khi áp lực màng phổi tăng cao cản trở hoạt động của tim và các rối loại huyết động. Mục tiêu của điều trị TKMPTB là giải phóng khoang màng phổi và làm rãn phổi để hạn chế tối đa biến chứng của chúng. Chọc tháo khí và dẫn lưu khí màng phổi là một thủ thuật cấp cứu đơn giản, điều trị cấp cứu và cũng để điều chỉnh các rối loại huyết động do áp lực khoang màng phổi cao gây ra.

Bệnh sinh

 Màng phổi là một khoang gồm hai lá: lá thành bọc toàn bộ mặt trong của thành ngực và trung thất làm thành hai khoang màng phổi là một khoang ảo, có một lớp dịch bề mặt của phổi. Bình thường, khoang màng phổi là một khoang ảo, có một lớp dịch mỏng nằm lót giữa lá thành và lá tạng. Trong điều kiện S*nh l*, áp lực khoang màng phổi thấp hơn áp lực khí quyển, giúp cho phổi rãn ra và trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Trên người khoẻ mạnh, áp lực màng phổi khoảng (-)9mmHg trong thì hít vào và (-)5mmHg trong thì thở ra. Trong khi đó, áp  lực đường thở trong thì hít vào khoảng     (-) 2mmHg và khoảng ( ) 3mmHg trong  thì thở ra. Như vậy, trong chu kỳ thở thường, áp lực đường thở cao hơn áp lực màng phổi. Khi ho, tập luyện, hay gắng sức thể lực, áp lực đường thở tăng cao, áp lực khoang màng phổi cũng tăng tương ứng nên gradient áp lực qua phổi (transpulmonary pressure gradient) hầu như không đổi. Khi áp lực trong lồng ngực biến dổi đột ngột, người ta thấy gradient này tăng vọt. Khi có tắc nghẽn các phế quản nhỏ và các phế quản tận, khí bị giữ lại trong phổi làm tăng gradient áp lực qua phổi: thành  phế nang và lá tạng khoang màng phổi duy trì gradient áp lực giữa đường thở và khoang màng phổi. Khi gradient áp lực này tăng vọt phế nang có thể bị rách, qua lỗ rách, không khí tràn vào tổ chức kẽ của phổi và khoang màng phổi gây nên TKMPTB. Có trường hợp khí thoát ra đi ngược về phía rốn phổi và gây tràn khí trung thất. Do áp lực khu trung thất nhỏ hơn áp lực ngoại vi phổi, khí thoát ra sẽ theo cuống mạch - phế quản đi về trung tâm lồng ngực, lan dần lên cổ gây tràn khí dưới da và tràn khí sau phúc mạc. Thường tràn khí trung thất hay đi cùng với TKMPTB.

Khi có TKMPTB, do có tính đàn hồi nên phổi co lại về phía trung tâm. Mức độ xẹp phổi phụ thuộc áp lực khoang màng phổi: phổi xẹp dần cho tới khi áp  lực phế rách hình tành valve khi, làm khí luôn thoát ra khoang màng phổi trong mỗi kỳ hít vào và không ngừng tích tụ lại trong khoang màng  phổi. Khi đó, áp lực khong màng phổi trở nên ( ) và ngày càng cao, gây ra TKMP áp lực. TKMP áp lực ép các cấu trúc trung nhất, làm giảm sút dòng máu tĩnh mạch trở về tim, làm cung lượng tim giảm và đến một mức nào đó truy tim mạch xuất hiện. Đôi khi, áp lực khoang màng phổi quá cao sẽ truyền dọc theo bó mạch - khí phế quản phổi vào tới trung thât, gây xẹp động và tĩnh mạch phổi.

Bệnh nhân bị TKMPTB tự phát nguyên phát sẽ bị giảm sút dung tích sống, sự chênh lệch phân áp oxy phế nang mau mạch tăng, thường giảm oxy máu do tăng shunt trong phổi và đảo ngược chỉ số thông khí/ tưới máu do có vùng xẹp phổi. Tuy vậy, ưu thán ít khi xuất hiện do khả năng bù của phần phổi lành.

Bệnh nhân TKMPTB tự phát thứ phát thì ngược lại, rất dễ hình thành ưu thán vì trao đổi khí trở nên xấu đi nhiều dô tổn thương phổi có sẵn mất khả năng bù để đảm bảo trao đổi khí ở phổi.

Phân loại

Tràn khí màng phổi toàn bộ tự phát

TKMPTB nguyên phát: thường xảy ra tự phát, đột ngột trên các bệnh nhân không có bệnh lý đặc biệt gì về phổi từ trước. Đúng hơn, phần lớn các bệnh nhân TKMPTB tự  phát đều xuất hiện TKMPTB lần đầu cấp tính, không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý gì đặc biệt ở phổi. Theo thống kê chung, các bệnh nhân này có đặc điểm là nam giới (nam nhiều hơn nữ), tuổi khoảng 20-40, người cao và gày hút Thu*c lá. Một số trường hợp, người ta thấy trong tiền sử có thở sâu, có tăng thông khí. Bệnh cảnh xảy ra đột ngột, thường hay sau  một gắng sức tăng áp lực khang màng phổi như ho, hét quá to, làm  nghiệp phát Valsava hay hít C*n sa. Tái phát theo các thống kê khác nhau từ 20-50% trong 5 năm đầu.

Có  một thể lâm sàng đặc biệt gọi là catamenial pneumothorax, xảy ra trên phụ nữ khoảng 20-30 tuổi. TKMPTB thường tái phát nhiều lần, hay xảy ra bên phải và liên quan chặt chẽ tới chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân chưa rõ, mặc dù giả thuyết là do lạc màng tử cung vào dưới màng phổi hay rối loạn nội tiết tố Sinh d*c; người ra thấy tái phát cũng khá nhiều trên các bệnh nhân đã được điều trị bằng dùng hormone bổ xung.

TKMPTB thứ phát. Là TKMPTB tự phát trên các bệnh nhân có các bệnh lý nhất định ở phổi. Có nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau được nêu: các ung thư ngyên phát hay di căn ung thư vào phổi; hen phế quản, bệnh phổi tắc ngẽn mãn tính và các bệnh phổi mãn tính làm phổi "rỗ tổ ong" (honeycomb) như lao xơ phổi, histiocytosis X...; Một số bệnh toàn thân nưh sarcoidosis, hội chứng Marfan hay hội chứng Ehlers-Danlos. Bệnh phổi nhiễm trùng như viêm phổi tụ cầu, viêm phổi hoại tử, lao phổi....

Gần đây, nhiều báo cao nói về TKMPTB trên bệnh nhân AIDS. TKMPTB tự phát là biến chứng của viêm phổi không nhiều, song khi nhiễm tụ cầu vàng, nhiễm lao hay klebsiella là những vi trùng gây nhiễm trùng hoại tử thì trên bệnh nhân có AIDS hay bệnh không cũng dễ TKMPTB tự phát. Khoảng 20 năm gần đây, báo cáo TKMPTB trên bệnh nhân AIDS do Pneumocystis Carinii Pneumonia (PCP) làm nhiều trung tâm y tế quan tâm. Đây là những  bệnh nhân suy mòn, mất năng lực miễn dịch và hay có bệnh lý về bạch cầu. Bệnh sinh con chưa rõ. Theo y văn thì có nhiều yếu tố tham gia: thâm nhiễm tổ chức lympho, viêm khoảng kkẽ của phổi, hoại tử dưới màng phổi, hình thành kén hơn do dò phế quản - màng phổi, tổ chức xơ phát triển và nhất là nhiễm trùng thêm vào. Trên bệnh nhân AIDS do PCP TKMP có thể 2 bên đồng thời, điều trị khó khăn và dù chữa khỏi, tái phát khá cao (50%).

Tràn khí màng phổi toàn bộ do chấn thương

Các chấn thương lồng ngực kín hay mở như vết thương thấu phổi, đụng dập phổi, bệnh áp lực... các chấn thương gây gãy xương sườn, mảng sườn di động.

Tràn khí màng phổi toàn bộ do thày Thu*c gây ra

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm: đặt catherer là một thủ thuật thường quy rong CCHS để truyền dịch và hồi sức các bệnh nhân nặng. Khi biến chứng có thể có tràn khí tối cấp, tràn khí tối cấp, tràn khí đơn thuần hay tràn khí, tràn dịch màng phổi. Biến chứng có thể do khi chọc kim làm rách màng phổi, hoặc catheter đi lạc đường vào màng phổi. Phần lớn TKMPTB xuất hiện ngay khi chọc màng phổi, song có thể từ từ hình thành trong 12 - 24 h.

Hồi sinh tim phổi với ép tim ngoài lồng ngực, có thể hay không gãy xương sườn kèm theo. Có lẽ do thủ thuật gây tăng áp lực trong khoang màng phổi quá cao và đột ngột. Tuy nhiên có thể do người cứu nạn tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi không chuẩn.

TKMPTB do hô hấp nhân tạo: do thở máy ngày càng được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, chấn thương do áp lực ở phổi trở thành một thực tiễn quan trọng. Theo thống kê ở Mỹ, TKMPTB xuất hiện vào quãng 1- 15% các trường hợp hô hấp nhân tạo (từ bóp bóng bằng tay đến thông khí bằng máy thở). Trong các bệnh phổi gây suy hô hấp phải thởi máy như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn, viêm phổi hoại tử... nguy cơ biến chứng TKMPTB vào quãng 25 - 87%, nhất là khi có sử dụng valve PEEP kèm theo. Khi thở máy, TKMPTB dễ trở thành TKMP áp lực (30 - 97%).

Các thủ thuật thăm khám phổi như soi khí phế quản, chọc hút qua thành ngực, sinh thiết  màng phổi, sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản, chải phế quản, đặt ống nội khí quản...

TKMPTB do sông dạ dày đi lạc đường: có thể do sông dạ dày nhỏ và cứng, đặt khó khăn hay can thiệp thêm  bằng guide, kỹ thuật viên tiến hành thủ thuật quá mạnh tay... Việc sông dạ dày chọc thủng thực quản đi vào phổi hiếm gặp hơn ống đi lạc đường vào phế quản để đi vào phổi gây TKMPTB.

Chẩn đoán

Các triệu chứng lâm sàng

 TKMPTB tự phát điển hình hay gặp ở người trẻ, cao gày, sau một gắng sức nào đó gây tăng áp lực phế nang (chẳng hạn họ, thổi kèn...), đột ngột xuất hiện đau  ngực dữ dội như dao đâm. Đau tăng lên khi ho, kèm theo khó thở nhanh nông làm bệnh nhân lo âu, hoảng sợ. Đau buộc bệnh nhân phải chú ý, và thường tới các cơ sở khám bệnh. Nói chung, trong đa số trường hợp, đau dịu dần và mất hẳn sau vài giờ tới vài ngày một cách tự nhiên hay dùng Thu*c giảm đau.

Khám toàn thân, bệnh nhân khó thở mức độ tuỳ trường hợp, nằm đầu cao dễ chịu hơn hay có thể phải ngồi để thở. Ho khan, ho nhiều và đau tăng khi ho. Môi và đầu chi có thể tím nhẹ. Ban đầu thân nhiệt thường tăng cao 38 - 30 o, sau nhanh chóng trở về bình thường. Hốt hoảng, lo âu. Nhịp tim thường đều, nhanh. Tràn khí nặng có thể có mạch nghịch thường. Khi có ép trung thất như trong TKMP áp lực có truy mạch.

Khám phổi là quan trọng nhất để xác định tràn khí màng phổi. Kinh điển có tam chứng Galliard: rung thanh mất, rì rào phế nang mất và gõ phổi tiếng vang như trống. Có thể gặp hội chứng bình kim loại: tiếng thổi vò, khi nói và ho nghe thấy tiếng vang kim loại. Hội chứng này gợi ý có dò khí quản màng phổi hay màng phổi có xuất tiết.

Trên các bệnh nhân có sẵn các bệnh lý ở phổi, bệnh nhân mãn tĩnh... TKMPTB là một biến chứng nặng cấp tính, làm suy hô hấp nặng lên nhanh chóng. Triệu chứng khó thở thường nổi bật và sau đó, là các triệu chứng của suy hô cấp với các dấu hiệu xanh tìm, giảm oxy máu và ưu thán. Các triệu chứng sẽ không đầy đủ hay kém rõ ràng khi tràn khí màng phổi khu trú.

Trên các bệnh nhân đang thở máy, TKMPTB là một biến chứng cấp tính và là cấp cứu tim phổi, mở đầu bằng suy hô hấp cấp. Thông thường, TKMPTB kiểu áp lực, nhanh chóng gây ngạt và truy mạch. Trong một nghiên cứu ở Mỹ, trên 74 bệnh nhân TKMPTB trong thở máy, 45 bệnh nhân (61%) được chẩn đoán sớm nhờ các dấu hiệu lâm sàng tụt huyết áp, mất rì rào phế nang, xuất hiện cơn nhịp tim nhanh. Tỷ lệ hơn, vào giờ thứ nhất tới giờ thứ 8, và Tu vong 31%. Việc chẩn đoán cần làm bên giường bệnh các bệnh nhân đang thở máy với các triệu chứng xuất hiện cấp và đột ngột như mất ý thức, cơn tim nhanh, tụt huyết áp hay truy mạch, thở nhanh nông và tím, mất rì rào phế nang một bên phổi và nhất là có tràn khí dưới da. Trên  các bệnh nhân đã hôn mê, giảm oxy máu là dấu hiệu sớm và đáng tin cậy hơn cả. Các chỉ số plateau và peak áp lực đường thở và PEEP nội sinh tăng, giảm compliance, gián tiếp phản ánh áp lực ( ) cao trong khoang màng phổi. TKMPTB áp  lực, đặc biệt khi bệnh nhân đang thở máy dẫn tới Tu vong nhanh chóng nếu chẩn đoán và điều trị không kịp thời.

Hình ảnh X quang

 TKMPTB dễ dàng xác định trên phim chụp X quang phổi chuẩn: phế trường quá sáng, không có lưới phổi và nhu mô phổi giữa thành ngực và khu trung tâm giới hạn bằng đường màng phổi tạng, phần nhu mô phổi co về trung tâm theo mức độ tràn khí. Việc đo đạc trên phim để đánh giá mức độ tràn khí. Việc đo khoảng cách lá thành và lá tạng khoang tràn khí để đánh giá mức phổi bị khí ép lại. Theo các nghiên cứu này, khi màng phổi bóc tách trung bình 1, 2, 3, 4 và 5 (cm), tương ứng với thể tích phổi co vào 15, 20, 30, 40 và 50 (%). Đáng tiếng là kết quả này không được nhiều người thừa nhận và cũng không được sử dụng rộng rãi trên thực tế.

Trong một số trường hợp, hình ảnh TKMPTB khó xác định và cần phân biệt với hình ảnh dễ nhầm với TKMP: đường vièn da, bờ dưới xương sườn, túi của mask oxy... nhất là khi bệnh nhân nặng, không tự nín thở được và chụp cấp cứu tại giường. Các trường hợp có bóng khí lớn đỉnh phổi, khí phế thũng nặng cũng dễ lầm với TKM. Cũng có TKMPTB khó xác định trên phim chụp vào thì hít vào nên cần chụp phổi vào thì bệnh nhân cố thở ra. Tuy nhiên khi cố thở ra, áp lực khoang màng phổi tăng lên làm bệnh nhân rất khó chịu, nhất là khi có tràn  khí cả 2 bên. Để xác định rõ và định vị tràn khí khu trú đôi khi cần chụp CT scanner phổi.

Trong X quang thường chia hình ảnh TKMPTB thành 3 mức độ:

Độ 1: Vùng tràn khí nhỏ thường ở đỉnh phổi. Hình ảnh rõ lên khi bệnh nhân cố thở ra hết sức rồi chụp.

Độ 2: Vùng tràn khí thành một dải hoặc dày hoặc mỏng chạy dọc theo thành ngực bên, từ đỉnh xuống đáy phổi.

Độ 3: Tràn khí nhiều, toàn bộ phế trường quá sáng, không nhìn thấy lưới phế gian sườn bên tràn khí rộng ra và bóng trung thất bị đẩy sang phía đối diện. Ngoài ra, một số dấu hiệu X quang phổi gợi ý hình ảnh TKMPTB nguy kịch và cần nhanh chóng dẫn lưu màng phổi:

TKMP áp lực gây chèn ép trung thất: trung thất bị đẩy lệch về  bên đối diện, vòm hoành dẹt, hạ thấp, thậm chí nghịch thường khi chụp trong thì thở ra gắng sức.

Có dây chằng màng phổi.

Có mức nước nơi: chứng tỏ hình ảnh tràn khí - tràn dịch màng phổi.

Tràn khí màng phổi toàn bộ cả 2 bên.

Sau chọc tháo khí nên chụp lại để đánh giá tổn thương nhu mô phổi bên dưới một cách chính xác.

Các thăm dò khác

Đo áp lực màng phổi: dù áp lực màng phổi trong TKMPTB rất có ích và cần thiết để đánh giá hình thái tràn khí song chỉ đo được khi chọc dẫn lưu màng phổi. Khi áp lực màng phổi (-) có nghĩa lỗ rách phế nang -  màng phổi đã tự bịt lại; nếu áp lực bằng zero - lỗ thông giữa phế nang và màng phổi chưa bịt lại; còn khi áp lực ( ) đồng nghĩa với TKMP áp lực. Khi không có điều kiện đo bằng đồng hồ, người ta dùng một bơm tiêm lớn, chứa chừng 20 - 30ml oxy nối với kim chọc dẫn lưu màng phổi: khi piston đi về phía bệnh nhân - tràn khí với áp lực màng phổi (-); piston đứng yên - tràn khí với áp lực màng phổi zero; piston đẩy ra - tràn khí màng phổi áp lực ( ).

Soi lồng ngực là biện pháp đánh giá chính xác hơn cả tổn thương phổi gây ra khí, có thể can thiệp tại chỗ để điều trị và phòng tái phát. Boutin (1996) chủ trương khi có chỉ định dẫn lưu khi liên tục nhất thiết phải soi lồng ngực. Tổn thương gây TKMP thấy được khi soi được Vanderschueren (1981) và Boutin (1996) xếp loại:

Loại 1: bề mặt nhu mô phổi bình thường, có thể nhìn được bóng hay nang khí nhỏ chừng vài mm trên bề mặt bị vỡ.

Loại 2: Dây chằng trong khoang phổi.

Loại 3: Nhiều tổn thương dạng bóng vá kén khí thánh mỏng, trong suốt, không  có mạch máu trên bề mặt nhu mô phổi. Kích thước các bóng thường nhỏ 1,5 - 2,0cm. Các bóng đã vỡ thường đục, có mạch máu tân tạo và thông với phế quản tận và phế nang. Các bóng này có thể điều trị tại chỗ bằng điện đông hay quang đông laser.

Loại 4: Nhiều bóng và kén khí kích thước lớn trên 2 cm rải rác trên bề mặt nhu mô. Phần lớn các tổn thương loại 4 xảy ra trên các bệnh nhân trên 40 tuổi, thường viêm phế quản hay bệnh phổi mãn tính, thậm chí bắt đầu có suy hô hấp ở các mức độ khác nhau. Do đó, nhóm bệnh nhân này cần bàn chỉ định phẫu thuật để giải quyết dứt điểm các tổn thương từ lâu đầu phát hiện biến chứng TKMPTB.

Xử trí

 Về nguyên tắc, phải nhanh chóng làm rãn phổi sát thành ngực, không để biến chứng thành tràn dịch hay nhiễm trùng khoang màng phổi. Đau cấp tính khi khởi đầu TKMP đôi khi rất dữ dội làm bệnh nhân hốt hoảng, lo lắng và có thể sốc do đau nên việc sử dụng Thu*c an thần, giảm đau hiệu quả là rât cần thiết. Tuy nhiên, các Thu*c này thường ức chế hô hấp nên bệnh nhân phải được theo rõi chặt chẽ và nhanh chóng thăm khám xác định tổn thương cũng như mức độ tổn thương để có biện pháp điều trị tiếp theo thích hợp.

TKMPTB nguyên phát xảy ra trên các bệnh nhân khoẻ mạnh, lần đầu do các triệuc chứng thường điển hình nên dễ dàng xác định chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng ban đầu. Trừ trường hợp TKMPTB áp lực gây ngạt cấp, sáu khi chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng lâm sàng ban đầu ở ngoài bệnh viện, cần dùng một kim đủ lớn chọc tháo khí khoang màng phổi cấp cứu. Khi mở thông với môi trường bên ngoài, áp lực màng phổi trở về zero và trung thất trở về vị trí ban đầu của mình. Sau đó cần cố định và nối kim với valve Heimlich, cho thêm an thần hay giảm đau, thở oxy và chuyển về bệnh viện. Các trường hợp TKMPTB còn lại, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định tối thiểu bằng các triệu chứng lâm sàng và phim chụp X quang tim phổi chuẩn để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.

Với các tràn khí nhỏ tự phát "vô căn" 10 - 15%, bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và thực tổn đáng kể trên lâm sàng thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, cho Thu*c an thần, giảm đau và oxy  qua sông mũi là đủ. Lỗ rách thường tự liền dễ dàng và khí sẽ được hấp thụ lại trong vài ngày với tốc độ khí hấp thu khoảng 1,5% thể tích khoang màng phổi mỗi ngày.

Các tràn khí vừa, việc chọc tháo khí cấp cứu có lẽ không cần thiết nếu bệnh nhân không có dấu hiệu chèn ép gây ảnh hưởng xấu tới trao đổi khí và huyết động. Chọc tháo sớm và vội vàng lúc lỗ rách chưa liên đôi khi có tác dụng ngược lại, làm lỗ rách xé to hơn và khó liền hơn. Đặt bệnh nhân nằm tư thế đầu cao, thở oxy lưu lượng lớn qua sống mũi, cho Thu*c giảm đau và theo dõi chặt chẽ các thông số chức năng như điện tim, huyết áp, nhịp thở và bão hoà oxy ngoại biên. Với áp lực ( ) nhất định trong khoang màng phổi, nhu mô phổi co lại và ép chặt làm lỗ rách liền nhanh và dễ dàng hơn. Sau 24 h từ khi có dấu hiệu tràn khí đầu tiên tiến hành chọc hút khí để giải phóng nhu mô phổi.

Các TKMP "sét đánh", TKMP áp lực, TKMP 2 bên và TKMP trên các bệnh nhân đang thở máy nhất thiết phải được dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu. Phương pháp hút khí bằng kim loại có hiệu quả không cao và có nhiều bất tiện: hút khí quá mạnh với khối lượng lực lớn có thể gây phù phổi và không đảm  bảo phổi rãn lâu dài. Chỉ định dẫn lưu  màng phổi liên tục chủ động bằng  máy hút áp lực nhỏ hay thụ động qua valve một chiều là cần thiết. Thời gian dẫn lưu liên tục thường vào quàng 3-5 ngày. Kẹp ống lâu hơn sau khi khí không còn ra trên 24 h. Rút ống dẫn lưu sau khi kẹp lại 24h và chụp kiểm tra không có tái phát.

Bột valve giảm áp Jeanneret  cho phép sử dụng các máy hút thông thường để hút liên tục cho bệnh nhân TKMP. Thông thường, điều chỉnh áp lực hút liên tục từ Jeanneret đơn giản song cần lưu ý mức nước và cột khí giảm áp thật chuẩn xác khi điều chỉnh trong hút dài ngày.

Trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân đang thở máy bị TKMPTB, hút dẫn lưu liên tục không kết quả cần bổ sung thêm một trong các biện pháp dưới đây:

Mở khí quản, đặt ống Scarlene, thông khí từng phổi theo chương trình thở và chế độ áp lực riêng.

Đặt lại một ống nội khí quản nhỏ và sâu vào  bên phế quản phổi lành, bơm bóng chèn và thở máy theo chương trình và chế độ áp lực phù hợp. Phổi tràn khí để thở tự nhiên có bổ sung thêm oxy với lưu lượng lớn.

Mở khí quản, để bệnh nhân tự thở với oxy bổ sung đảm bảo tối ưu thông khí và trao đổi khí ở phổi. Hỗn hợp khí đưa vào cần đảm bảo vô trùng, giàu oxy và làm ẩm tối đa.

Sau cùng, những bệnh nhân TKMPTB tới bệnh viện muộn 3 - 7 ngày sau các triệu chứng đầu tiên, trên phim X quang thường xẹp toàn bộ phổi một bên và nhu mô co nhỏ về phía trung thất. Tuy nhiên, bệnh nhân thường tự thích nghi với các triệu chứng gây tụt huyết áp, phù phổi một bên, ngừng tim và thậm chí Tu vong. Theo các tác giả khác nhau, nguyên nhân có thể là:

Giảm thể tích tuần hoàn cấp: phổi dãn nhanh trở thành bể chứa dịch

Cơ tim bị ức chế độ do tăng gánh đột ngột trong điều kiện thiếu oxy, giảm khối lượng tuần hoàn và trung thất dịch chuyển.

Do đó, việc tháo khí cần tiến hành từ từ, hoặc hút liên tục với áp lực < cm H2O,  bổ sung dịch tuần hoàn và thêm Thu*c tác dụng inotrope ( ); hoặc chọc hút khí bằng kim nhỏ mỗi ngày không quá 500 - 1000ml.

Kết luận

TKMPTB là một bệnh lý hô hấp khá phổ biến với mức độ cấp cứu khác nhau phụ thuộc áp lực ( ) hình thành trong khoang màng phổi. Việc xử trí cấp cứu thường hiệu quả song nguy cơ tái phát cao nên cần có biện pháp ngăn ngừa tái phát. Trường hợp vết rách làm thành valve khí, TKMPTB trở thành tràn khí màng phổi áp lực, là một xác khi xác định đủ các dấu hiệu lâm sàng là cần thiết và cần làm ngay khi tiếp nhận người bệnh ở bên ngoài bệnh viện. TKMPTB trên các bệnh nhân đang thở máy là một biến chứng nặng cần phát hiện và xử lý sớm và nguy cơ Tu vong còn khá cao.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/tran-khi-mang-phoi-toan-bo/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY