Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người cha mẹ rất lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không và phải làm những việc gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bé. Các biện pháp đơn giản sau đây mẹ nào cũng có thể thực hiện được. Cùng tham khảo ngay!

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người

Dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là một dạng dị ứng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Dị ứng là một bệnh liên quan đến vấn đề miễn dịch của cơ thể, do một tác nhân nào đó mà kích hoạt hệ thống miễn dịch và gây ra các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi, ngứa, sốt…

Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ từng mảng, nổi mẩn đỏ nhỏ li ti, cũng có thể nổi mẩn thành từng đám lớn, các nốt to hoặc nhỏ nhiều kích thước khác nhau, có vết như muỗi đốt. Có trường hợp trẻ bị ngứa, có trường hợp trẻ không ngứa. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ trên cơ thể, nhưng có một số nguyên nhân sau đây là thường gặp nhất, cha mẹ nên lưu ý:

- Do viêm da dị ứng: Quá trình da trẻ tiếp xúc với một số vật dụng như quần áo, chăn màn, bỉm, tã, sữa tắm, thức ăn… những thứ này rất có thể chứa chất gây kích ứng cho da bé, gây ra triệu chứng dị ứng, mẩn đỏ, gây viêm da một khu vực hoặc toàn thân. Trong trường  hợp này, trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt.

-Do sốt phát ban: Trẻ bị phát ban thường nổi mẩn đỏ khắp người và sốt. Tuy nhiên phát ban thường xảy ra sau giai đoạn sốt. Phát ban nguyên nhân là do virus herpes 6, 7 gây ra. Những nốt ban nhỏ li ti màu hồng đỏ xuất hiện trên lưng, bụng, ngực, cổ, lan cả tới hai tay và hay chân của bé. Nhiều bé còn bị nổi mẩn cả trên mặt hay lòng bàn chân. Mẩn ngứa do sốt phát ban khiến bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa nhưng bé thường quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy, ho khan.

Trẻ bị sốt phát ban - Ảnh minh họa: Internet

- Do thời tiết quá nắng nóng khiến trẻ bị dị ứng thời tiết, rôm sảy: Mùa hè khi thời tiết quá nắng nóng khiến cho làn da vốn mỏng mảnh và nhạy cảm của bé dễ bị kích ứng. Kèm theo dấu hiệu bé bị nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể thì bé cảm thấy ngứa ngáy.

-Do bé bị côn trùng đốt, cắn hoặc dính phải lông côn trùng: Bé bị côn trùng như muỗi, kiến ba khoang, kiến đốt, cắn hoặc do da tiếp xúc với lông của các loại sâu, bướm,… Khi gặp phải tình trạng này, bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng, khi bé ngứa và gãi thì các mảng đỏ có thể lan rộng hơn trên da.

- Các bệnh trong cơ quan nội tạng: Đây là điều mà cha mẹ cần phải rất lưu ý. Ngoài những bệnh lý ngoài da như kể trên thì một số những bệnh nguy hiểm cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Có thể kể đến các bệnh như: đái tháo đường bẩm sinh, các bệnh về gan mật, ứ đọng độc tố trong cơ thể, bé bị nhiễm giun sán, bé bị dị ứng hoặc tác dụng phụ của Thu*c điều trị,…

Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, cha mẹ rất lo lắng và có chung câu hỏi là tình trạng này có nguy hiểm hay không.

Các trường hợp dị ứng mẩn ngứa do nguyên nhân là các bệnh ngoài ra thì cha mẹ không cần phải quá lo ngại. Đa số các trường hợp chỉ cần chăm sóc đúng cách là trong khoảng vài ngày bé sẽ khỏi mà không để lại mối nguy hại nào về sức khỏe.

Tuy nhiên, các trường hợp trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người nếu không xác định được sớm nguyên nhân, áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời và vệ sinh đúng cách thì có thể gây ra nhiễm trùng sâu hơn và gây biến chứng. Khi đó, tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa của trẻ trở thành nguy hiểm.

Khi cha mẹ vệ sinh, chăm sóc trẻ sai cách hoặc trẻ gãi ngứa có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu tới lớp da gây bội nhiễm và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả khôn lường như:

Nhiễm trùng máu: Là biến chứng nguy hiểm rất dễ xảy ra khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh chứa độc tố. Nếu bị dị ứng nổi mẩn dẫn đến nhiễm trùng máu thì tỉ lệ Tu vong có thể từ 20 - 50% các trường hợp. Trong đó, bị sốc nhiễm khuẩn là tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh.

- Viêm màng phổi: Viêm màng phổi hay bệnh viêm phổi do tụ cầu là biến chứng hết sức nguy hiểm. Các vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây tổn thương phổi dẫn đến phổi tiết nhiều dịch đờm, tạo ra nhiều bóng khí. Lượng dịch, đờm này khi tăng lên, bóng khí sẽ vỡ ra gây cản trở đường hô hấp, gây ra hiện tượng khó thở. Bệnh này rất khó điều trị và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

- Viêm màng não mủ: Vi khuẩn khi tấn công lên hệ thần kinh của trẻ sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề ở màng bao bọc bên ngoài não và tủy sống. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể gây Tu vong ở trẻ rất cao.

- Gây tràn mủ màng tim: Vi khuẩn có hại xâm nhập sau qua da, xâm nhập tới màng tim, làm viêm màng tim và chèn ép tim. Tim bị chèn ép khiến bé bị tức ngực, khó thở, gây ra thiếu máu đi nuôi các tế bào và bộ phận trong cơ thể. Lâu dài có thể khiến suy tim, suy gan, suy thận.

Hướng dẫn cha mẹ khi con bị dị ứng nổi mẩn đỏ

Khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người thường kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, ăn uống kém, có thể kèm sốt, khiến bố mẹ chăm sóc bé khiến rất mệt mỏi. Điều đáng lưu ý là nếu chỉ cần mắc sai lầm nhỏ hoặc lơ là không chú ý là có thể con bạn sẽ gặp phải những nguy hiểm khó lường. Sau đây là hướng dẫn cách chăm bé khi bị dị ứng nổi mẩn đỏ mà cha mẹ nên nhớ:

- Mẹ hãy xác định nguyên nhân gây ra dị mẩn đỏ cho con bằng đặc điểm những vết mẩn đỏ, có lan rộng hay không để có cách khắc phục hợp lý.

- Cách ly con ra khỏi các nguyên nhân có thể gây dị ứng, ví dụ: sữa tắm, thảm len, áo lông,… và kiểm tra lại nguồn nước; hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo,...

- Mẹ theo dõi cẩn thận diễn biến ngứa của bé, xem những vết mẩn đỏ có lan rộng thêm không, có sưng, có mưng mủ không hay có bất cứ dấu hiệu bất thường khác không.

-Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng cho trẻ

-Cha mẹ chú ý giữ cho những vùng da mà con đang bị nổi mẩn của con luôn sạch sẽ. Hãy tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ hoặc nấu những nước tắm từ thảo dược thiên nhiên như lá kinh giới, mướp đắng, sài đất, cúc tần,… Chú ý tắm nhanh cho bé dưới 10 phút với nước vừa đủ ấm, không nên quá nóng. Sau khi tắm có thể dùng thêm kem cấp độ ẩm xoa lên da bé để làm mềm da.

- Giữ một không gian thoáng đãng, mát mẻ và sạch sẽ cho trẻ, không cho trẻ mặc những quần áo bó sát, không thấm mồ hôi

- Mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát (bột sắn, đậu đen, đậu xanh, rau má, diếp cá,…) và tránh những thực phẩm có tính nóng.

-Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một số sản phẩm kem bôi ngoài da lành tính để bôi cho trẻ giảm mẩn ngứa.

- Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ không nên ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ cay, nóng, chiên, rán…

- Đưa bé tới ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ nếu những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: có mủ trắng, mủ xanh, chảy nước vàng, vùng mẩn đỏ lan rộng,…

Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên cha mẹ cần nắm được phương pháp phòng tránh và cách chăm sóc trẻ để tránh biến chứng. Khi trẻ có biểu hiện lạ, mẩn đỏ thường xuyên và tái phát nhiều lần thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-bi-di-ung-noi-man-do-khap-nguoi-co-nguy-hiem-khong-350473.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-bi-di-ung-noi-man-do-khap-nguoi-co-nguy-hiem-khong-350473.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-bi-di-ung-noi-man-do-khap-nguoi-co-nguy-hiem-khong-350473)

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY