Kinh tế xã hội hôm nay

Trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước

Do nhiều yếu tố tác động, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến.

Ngày trước, phụ huynh rất hiếm khi phải lo lắng tới tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, nhưng ngày nay tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến

Theo một thống kê y tế, nếu như 10 năm trước khoa Nội tiết tại BV Nhi Trung ương tiếp nhận 10 trẻ/năm đến khám và điều trị vì dậy thì sớm thì những năm gần đây khoa tiếp nhận 350 trẻ/năm. Đáng nói, độ tuổi nhỏ nhất được chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm là vài tháng tuổi.

Theo đó, dậy thì sớm được chia thành 2 loại: Ngoại biên và trung ương. Dậy thì sớm ngoại biên có bất thường và u nang buồng trứng, bệnh lý di truyền. Còn dậy thì sớm trung ương có sự bất thường hoặc khối u trong não, gây kích thích tuyến Sinh d*c.

Trẻ dậy thì sớm sẽ chịu những ảnh hưởng xấu về tâm lý. Bé sẽ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về cơ thể, gây những ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, học hành.

Cũng bởi dậy thì sớm nên trẻ sẽ lớn trước tuổi, có xu hướng quan hệ T*nh d*c sớm. Điều này dẫn đến các hậu quả đáng sợ như mang thai ngoài ý muốn, nạo Ph* thai nhiều lần. Để có cách giải quyết đúng đắn nhất, bố mẹ nên phát hiện kịp thời những dấu hiệu ở trẻ.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai

- Bé trai sẽ có tiếng nói ồm ồm, mọc ria mép và mọc lông bộ phận Sinh d*c, tinh hoàn phát triển nhưng không sản xuất được tinh trùng.

- Tăng trưởng chiều cao rõ rệt, trung bình cao trên 6cm/năm, dậy thì chuyển đổi nhanh trong 3-6 tháng.

- Bé sẽ xuất hiện mụn trứng cá trên khuôn mặt, chủ yếu là hai má và trán.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

- Tăng tốc độ phát triển chiều cao (có thể phát triển chiều cao trước khi phát triển vú).

- Phát triển tuyến vú, thường ở một bên, đôi khi ở cả hai bên, đây là biểu hiện dễ gặp nhất.

- Lông mu, lông nách xuất hiện.

- Kinh nguyệt; Trứng cá có thể xuất hiện với số lượng ít hoặc trung bình.

Bố mẹ nên làm gì khi phát hiện con có dấu hiệu dậy thì sớm?

Khi phát hiện con có những dấu hiệu dậy thì sớm, trước tiên cha mẹ cần đưa com đi khám để được điều trị kịp thời.

Để chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, theo dõi cấp độ tăng trưởng, đánh giá mức độ dậy thì của trẻ qua tuổi xương chụp cổ tay trái, siêu âm tử cung, buồng trứng, khối thượng thận… Một số trường hợp sẽ chụp cộng hưởng từ não để chẩn đoán.

Đồng thời, cha mẹ cũng cần có trách nhiệm theo sát các bước phát triển tâm S*nh l* của bé, theo dõi sát sao sinh hoạt của con để kịp thời điều chỉnh những bất thường...

Cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn của con. Bữa ăn không nên thừa chất, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu mà nên cho con ăn một chế độ cân bằng, có đủ 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, rau củ...

Ngoài ra, không nên cho con dùng nhiều loại thực phẩm chức năng, Thu*c kích thích tăng trưởng, tăng chiều cao...

Nên động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, xem phim, đọc sách... Tránh để bé ở một mình trong phòng, xem phim và đọc sách có nội dung dành cho người lớn.

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/tre-day-thi-som-tang-gap-35-lan-so-voi-10-nam-truoc-1521196.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY