Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trẻ thường ăn uống linh tinh dịp Tết, đây là gợi ý của chuyên gia để giúp cân bằng năng lượng cho các bé

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ; để trẻ khỏe mạnh, tận hưởng cái Tết tràn ngập niềm vui luôn là trăn trở của nhiều bà nội trợ.

Vào mỗi dịp tết, hầu hết các gia đình đều dự trữ rất nhiều thức ăn ngon và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. tuy nhiên, chính vì món nào cũng ngon và hấp dẫn mà trẻ chưa thể tự chủ để lựa chọn các món ăn sao cho cân bằng dinh dưỡng nên dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Liên quan tới vấn đề này, Tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho biết: "Trẻ con thường không thích ăn rau củ, cũng ít ăn các loại trái cây. Chưa kể đến việc trẻ thường thích vui chơi nhiều hơn ăn uống thì vào dịp Tết, các chế độ sinh hoạt cũng dễ bị thay đổi so với ngày thường kéo theo sự mất cân bằng trong dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, các mẹ cần bám sát vào lý do này để đưa ra các cách thức cải thiện sao cho hợp lý."

Mách mẹ bí kíp cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ trong ngày Tết - Ảnh 1.

Theo đó, để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong dịp tết, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

Cân đối khẩu phần ăn hợp lý

Một khẩu phần ăn phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu hóa tốt. Việc mà các mẹ cần làm chính là cân đối các loại thức ăn trong một bữa ăn dựa trên tiêu chuẩn chung để có thể đáp ứng cho trẻ một khẩu phần ăn lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất.

Ngoài ra, trong ngày Tết, các mẹ nên lưu ý bổ sung thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ để đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp cơ thể trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời lưu ý không cho trẻ ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều muối như: dưa muối chua, các loại thực phẩm khô cùng các đồ ăn sẵn như: giò chả, xúc xích... Bởi, hàm lượng muối trong các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể trẻ bị thừa muối, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tự nhiên, không tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý với các loại thực phẩm, các mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho trẻ và cùng trẻ vận động nhiều hơn để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

Tô màu bữa ăn

Để trẻ có thể ăn được đầy đủ các chất dinh dưỡng, các mẹ cần phối hợp đồ ăn sao cho hợp lý. Các loại đồ ăn chứa nhiều chất đạm, protein và chất béo cần được ăn kèm với các loại đồ ăn chưa nhiều vitamin cùng chất xơ để làm chất xúc tác cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ví dụ như bánh chưng có thể ăn kèm với dưa hành, ngoài ra có thể làm thêm salad rau củ để ăn cùng thay đổi khẩu vị, giúp trẻ thích thú hơn.

Chia nhỏ bữa ăn

Ăn uống điều độ là một việc quan trọng để cân bằng bữa ăn ngày Tết, nhưng cũng là một điều vô cùng khó khăn để thực hiện trong những ngày Tết. Do đó, các mẹ có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Lưu ý hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều các loại bánh mứt, kẹo, nước ngọt vì những chất này có thể sẽ làm trẻ bị đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, khó hấp thụ chất dinh dưỡng…

Cho trẻ uống sữa tươi để cân bằng năng lượng dịp Tết

Uống quá nhiều nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Bởi vậy, để tốt hơn cho trẻ, các mẹ nên cho trẻ uống bổ sung các loại nước ép trái cây tự nhiên vừa có màu sắc đẹp mắt lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, nhất là đối với những trẻ lười ăn rau, củ, quả.

Đồng thời, các chuyên gia cũng gợi ý có thể cho trẻ ăn các loại hạt như: hạt bí, hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân để thay thế bánh kẹo bằng cách khuyến khích trẻ lột vỏ hạt và kể cho trẻ nghe các câu chuyện để trẻ thích thú hơn với những loại thức ăn lành mạnh đó.

Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại trái cây không quá ngọt như: bơ, chuối, dâu tây, thanh long, nho…

Trong trường hợp trẻ biếng ăn thì các mẹ nên cho trẻ uống sữa tươi để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Cụ thể, BS. Anh Nguyễn (hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh) nhấn mạnh, sữa tươi là một lựa chọn giàu dinh dưỡng giúp trẻ cân bằng năng lượng trong ngày Tết.

Mách mẹ bí kíp cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ trong ngày Tết - Ảnh 2.

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu chỉ chăm chăm vào việc cân đối các khẩu phần ăn uống cũng như phối hợp đồ ăn thế nào cho hấp dẫn trẻ mà bỏ qua vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là điều không nên chút nào. Vì nếu không may sử dụng phải các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu hoặc không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hỏng/biến chất sẽ gây nguy hại tới chính sức khỏe của trẻ cũng như của gia đình bạn.

Trong khi tết là thời điểm các bậc cha mẹ phải bận bịu lo toan rất nhiều việc thì cũng là lúc trẻ cảm thấy hào hứng và thích thú nhất trong năm vì chúng có thể thỏa thích vui chơi và thưởng thức nhiều đồ ăn ngon. tuy nhiên, dù bận đến mấy, cha mẹ cũng nên lưu tâm hơn tới trẻ bởi những thay đổi về ăn uống trong dịp tết sẽ vô hình tạo thành thói quen cho trẻ mà rất khó để tập lại sau đó. nếu kéo dài sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tre-thuong-an-uong-linh-tinh-dip-tet-day-la-goi-y-cua-chuyen-gia-de-giup-can-bang-nang-luong-cho-cac-be-20210202180618983.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mang bầu gần tới tháng sinh nhưng đêm qua Linh phải đi taxi đến quán nhậu đón chồng xỉn vì liên hoan tất niên. Chị than nhà cần dọn, việc Tết chưa xong mà chồng suốt ngày nhậu.
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Mỗi độ Tết đến nhà nhà người người lại đổ xô đi mua sắm, làm đẹp, tân trang nhà cửa… Từ những nhu cầu đó lại phát sinh ra nhiều công việc “hái ra tiền” chỉ có trong dịp này.
  • 3 năm về làm dâu cũng là 3 cái tết ở nhà chồng, dù tôi có cố gắng chu toàn đến đâu, tính toán đến mức nào thì sau tết vẫn phải nghe đủ lời chê trách khoản mừng tuổi.
  • Sắp tết, tôi thấy người ta tranh cãi nhau chuyện đằng nội đằng ngoại… Rồi nghĩ về mình lại thấy tủi thân. Nhưng cũng thấy mình có vài điều muốn nói ra cho nhẹ lòng.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
  • Đến hẹn lại lên, cứ sau Tết là các phòng khám, Trung tâm tư vấn Dinh dưỡngvà khoa tim mạch các bệnh viện lại quá tải.
  • Vui Xuân rất cần sự tỉnh táo, khôn ngoan, khi mà thói quen ít vận động cùng những bàn tiệc ê hề rượu bia, thực phẩm giàu cholesterol sẽ cùng nhau làm gia tăng rối loạn mỡ máu. Không chỉ “ngon” mà còn phải “lành”
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY