Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trở dạ sinh con, sản phụ nhầm tưởng là rối loạn tiêu hóa

Bệnh nhân có những cơn đau bụng từ chiều hôm trước, nhưng nghĩ bị rối loạn tiêu hóa bình thường nên không đến viện. Khi cơn đau quá, gia đình mới đưa sản phụ đi khám thì cổ tử cung đã mở gần hết.

Trở dạ sinh con, sản phụ nhầm tưởng là rối loạn tiêu hóa - Ảnh 1.

Em bé chào đời khóc to, da hồng hào (ảnh: BVCC)

Ngày 6/1, bv đa khoa hùng vương (phú thọ) cho biết, bv vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ đ.t.q. (sn 2000, ở huyện sơn dương, tuyên quang). trước đó, khi có dấu hiệu trở dạ, sản phụ nghĩ chỉ bị rối loạn tiêu hóa nên không đến bv.

Theo hồ sơ bệnh án, rạng sáng ngày 4/1, phòng khám đa khoa hùng vương (Thu*cj bv đa khoa hùng vương, đóng tại huyện sơn dương, tuyên quang) tiếp nhận sản phụ q. trong tình trạng mang thai, đau bụng dữ dội.

Sản phụ cho biết, đây là lần mang thai đầu tiên và cũng chưa từng đi khám lần nào kể từ khi mang bầu. qua khai thác thông tin, được biết sản phụ đã có những cơn đau bụng từ chiều hôm trước. tuy nhiên, sản phụ nghĩ chỉ bị rối loạn tiêu hóa bình thường nên không đi thăm khám. đến rạng sáng ngày 4/1, sản phụ xuất hiện những cơn đau dữ dội nên gia đình mới quyết định đi đến phòng khám đa khoa hùng vương thăm khám.

Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định sản phụ trong tình trạng đã có dấu hiệu chuyển dạ, cổ tử cung đã mở gần hết. vì vậy, bác sĩ trong kíp trực bắt buộc phải tiến hành đỡ đẻ ngay tại phòng khám. sau khoảng 10 phút sản phụ sinh thường 1 bé trai nặng 2,2kg, da hồng hào, khóc to. cuộc đẻ của sản phụ được diễn ra vô cùng thuận lợi.

Sau khi mẹ và bé ổn định các bác sĩ đã chuyển 2 mẹ con về BV Hùng Vương để tiếp tục theo dõi.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, trong thai kỳ mẹ bầu nên thường xuyên đi thăm khám và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường và hướng xử lý phù hợp cho gia đình bệnh nhân.

Các bác sĩ cũng lưu ý các điểm thời gian cần phải khám trong thai kỳ như sau:

1. Thử que 2 vạch (chậm kinh7-10 ngày là chính xác nhất). Đi siêu âm kiểm tra xem thai vào buồng tử cung hay chưa , loại bỏ chửa ngoài tử cung

2. Tuần > 6: siêu âm thai, mốc này sau 2 tuần là kiểm tra tim thai 1 lần

3. Tuần 12: Siêu âm 5D đo độ mờ da gáy (biết được các dị tật bẩm sinh) và làm doupletest sàng lọc dị tật

- Tuần 16 : Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai và làm Tripletest.

- Tuần 18 : kiểm tra mặt mũi chân tay xem có bất thường hay không

4. Tuần 22: siêu âm 5d, hình thái học kiểm tra dị tật tim bẩm sinh ( mốc này rất quan trọng ). Tiêm uốn ván mũi 1 từ 22-26 tuần, mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng.

5. Tuần 26: Siêu âm đánh giá trọng lượng thai và ối

6. Tuần 28: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (lấy máu 3 lần). Tiêm uốn ván mũi 2.

7. Tuần 32: xem ngôi thai rau ối, sau đó 2 tuần kiểm tra 1 lần

- Từ tuần 36 _38: đi siêu âm 1 tuần 1 lần.

- Từ tuần 38-40 siêu âm tuần 5-7 ngày để kiểm tra tim thai, lượng nước ối.

Theo Phụ nữ VN

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/tro-da-sinh-con-san-phu-nham-tuong-la-roi-loan-tieu-hoa-20210107094758295.htm)
Từ khóa: dân số

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY