Dinh dưỡng hôm nay

Trời lạnh: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?

Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt độ giảm sâu. Trong thời tiết lạnh, cơ thể của trẻ phải tiêu hao năng lượng đẻ chống rét. Vì vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng, cần hết sức chú ý.

Có nhiều cách để tăng sức đề kháng cho trẻ trong đó chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng là hai phương pháp cơ bản. nói về chế độ dinh dưỡng thì vào bất kỳ thời điểm nào cũng quan trọng nhưng mùa đông nhu cầu năng lượng sẽ cần nhiều hơn vì phải thêm năng dưỡng chất để giữ ấm cho cơ thể.

Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. đặc biệt tăng cường ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,…các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.

Lưu ý đối với việc bổ sung tinh bột, ngoài tinh bột trong gạo, lúa mì, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại rau củ chứa đường bột đa vì chúng giúp no lâu hơn và cung cấp nhiều năng lượng. có thể điểm danh một số thực phẩm điển hình như: bí đỏ, khoai tây, củ từ …

Bí đỏ và khoai tây là những loại rau củ chứa đường bột đa giúp no lâu và cung cấp nhiều năng lượng. (Ảnh minh hoạ)

Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin E và C

Vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, chúng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường của trẻ với nhiệt độ thấp hơn 2 - 7°C so với bình thường.

Các thực phẩm có chứa Vitamin E. (Ảnh minh hoạ)

Vitamin C có chức năng loại bỏ gốc oxy tự do, tăng sức đề kháng, giải độc cho cơ thể giúp cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ không bị ảnh hưởng bởi các bệnh cảm cúm khi mùa lạnh đến.

Đặc biệt vào mùa đông da của trẻ thường bị khô, nẻ, chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu, bổ sung vitamin c và e đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó.

Vitamin e và c có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, xúp lơ xanh, cải xoong…), trái cây và dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng... ngoài ra, sữa tươi, trứng và dầu gan cá cũng là những loại thực phẩm đáng lưu ý chứa nhiều vitamin e mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ khi mùa đông đến.

Bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin B2

Đây là loại vitamin rất cần thiết để tăng sức đề kháng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết. Vitamin B2 có rất nhiều trong các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, phô mai...). Nếu bé không thích sữa và các sản phẩm từ sữa, bố mẹ có thể thay thế bằng các loại thức ăn quen thuộc khác như: thịt gà, thịt vịt, trứng, gan, tim, các loại đậu, mè, các loại hạt ngũ cốc và trái cây tươi…

Các thực phẩm chứa Vitamin B12. (Ảnh minh hoạ)

Vitamin b2 là loại thức ăn dễ bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình chế biến (từ 15-20%), bởi vậy các mẹ nên tăng thêm lượng thực phẩm chứa nguồn này khi chế biến món ăn cho con trong mùa đông hoặc cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm không cần chế biến lại.

Tăng cường năng lượng để giữ ấm cho trẻ bằng các bữa ăn phụ

Vào mùa đông, không khí càng ngày càng lạnh, cơ thể của trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột như vậy nên cần rất nhiều nhiệt lượng để ủ ấm. ngoài việc bổ sung các bữa ăn chính đầy đủ chất, bố mẹ nên cung cấp năng lượng cho trẻ bằng bữa phụ với các món ấm nóng như súp, cháo, các loại bánh hấp, chiên.

Trong ngày lạnh, tăng cường bữa ăn phụ bằng súp, cháo cho trẻ. (Ảnh minh hoạ)

Trong mùa lạnh, thay vì cho con uống sữa tươi, mẹ hãy pha cho con một ly sữa hoặc các loại ngũ cốc dạng bột nhiều dinh dưỡng.

Không sử dụng các loại gia vị cay, nóng cho trẻ

Trong chế biến bữa ăn cho trẻ, bố mẹ không nên sử dụng các loại gia vị cay, nóng như gừng, giềng, hạt tiêu,… Những loại gia vị vnày không làm cơ thể bé ấm hơn, ngược lại, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho đường tiêu hóa.

Không sử dụng các loại gia vị cay, nóng khi chế biến thức ăn cho trẻ. (Ảnh minh hoạ)

Không nên ép trẻ ăn để tăng khẩu phần

Tăng cường khẩu phần ăn cho trẻ để tăng năng lượng không đồng nghĩa với việc ép trẻ ăn quá nhiều. điều này có thể làm trẻ dễ béo phì, gây thêm bệnh. vào mùa đông, có thể tăng lượng khẩu phần ăn cho trẻ nhưng không nên cho trẻ ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn hàng ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/troi-lanh-bo-sung-dinh-duong-cho-tre-nhu-the-nao-549458.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY