Kinh tế xã hội hôm nay

Truy quét đồ chơi trẻ em nguy hại

Thời gian gần đây, trên thị trường đồ chơi trẻ em xuất hiện một loại đồ chơi có thiết kế giống một chiếc iPad, được nhà sản xuất gọi là “đồ chơi thông minh”...
Thời gian gần đây, trên thị trường đồ chơi trẻ em xuất hiện một loại đồ chơi có thiết kế giống một chiếc iPad, được nhà sản xuất gọi là “đồ chơi thông minh”, tích hợp nhiều chức năng như: kể chuyện, đọc thơ, dạy trẻ đánh vần, bài hát... Song, nội dung câu chuyện trong đó lại chứa nhiều ngôn từ tục tĩu, thậm chí dạy trẻ hút heroin, chửi bậy. Dư luận đang xôn xao vì sao những đồ chơi độc hại như vậy lại được bày bán công khai mà không có sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng.

Ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ

Chỉ với 80.000 đồng là có thể sở hữu loại đồ chơi này, nó được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng đồ chơi. Phía bên ngoài của hộp đựng máy dạng iPad có hướng dẫn bằng tiếng Việt. Trong mục câu chuyện có khoảng 7 câu chuyện được ghi âm sẵn nhưng nội dung bên trong lại chứa những ngôn từ tục tĩu và phản cảm. Tuy vậy, loại đồ chơi này hiện lại được tiêu thụ rất chạy. Sản phẩm đang được bán công khai tại một số nơi ở Hà Nội như đường Phương Canh, Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) và ở phố đồ chơi Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm).

Cụ thể, một câu chuyện kể: “Con thỏ đang chạy trong rừng thì thấy chó sói đang hút heroin, thỏ liền nói: “Anh sói ơi hãy nghe em từ bỏ những thứ độc hại đó, hãy đi với em quanh rừng, sẽ thấy nhiều cảnh đẹp lắm”. Cả hai đang chạy thì lại gặp con cáo đang hút á phiện. Thỏ lại nói: “Anh cáo ơi, hãy nghe em từ bỏ chất độc hại và chạy quanh rừng”. Chạy một lúc lại gặp con cọp đang hút chất kích thích. Thỏ lại nói: “Anh cọp ơi hãy bỏ chất độc hại đó đi” nhưng cọp đáp: “Con mẹ mày, thỏ, lần nào mày phê Thu*c, mày cũng rủ tao chạy khắp rừng, cút xéo”.

Trong vai người đi mua hàng, được các chủ cửa hàng đồ chơi cho biết: Các loại đồ chơi thông minh này đều có xuất xứ Trung Quốc. Hàng được lấy ở các chợ đầu mối. Khi được hỏi: Các chị có biết nội dung câu chuyện trong các loại đồ chơi này có những nội dung phản cảm, ảnh hưởng đến trẻ em không? Hầu hết cho rằng: Việc đó là do nhà sản xuất, còn chúng tôi chỉ biết bán khi có người mua.

Để hiểu rõ hơn về tác hại của loại đồ chơi này, PV báo Sức khỏe&Đời sống có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục - Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, được biết: Trẻ em là đối tượng hay bắt chước, học theo những gì người lớn nói và làm. Vì vậy, với những câu chuyện kể có nội dung không lành mạnh như vậy sẽ rất nguy hại cho trẻ, vì nó ngấm dần vào suy nghĩ và tư tưởng của trẻ, làm ảnh hưởng đến nhận thức lệch lạc của trẻ. Khi gặp điều kiện thích hợp, nhận thức lệch lạc đó sẽ chuyển hóa thành hành vi lệch chuẩn, nguy hại tới bản thân trẻ và xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời và có sự dạy dỗ của người lớn. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ khi mua đồ chơi cho con cũng cần nghiên cứu, chú ý kiểm soát các ứng dụng, các trò chơi phù hợp, lành mạnh đối với trẻ trước khi mua, không nên mua những sản phẩm độc hại như loại đồ chơi này.

Ra quân tịch thu và tiêu hủy

Trước phản ánh của báo chí về sự xuất hiện của đồ chơi có xuất xứ nước ngoài chứa nội dung không lành mạnh, ông Nguyễn Đắc Lộc - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội trả lời báo chí tại buổi giao ban báo chí Thành ủy mới đây cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Chi cục QLTT Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề số 920/KH-QLTT về kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em ngay từ những tháng đầu năm 2015.

Liên quan đến loại đồ chơi thông minh dạng iPad, tích hợp những câu chuyện, hình ảnh, trong đó có câu chuyện chú thỏ và các con vật khác hút heroin, á phiện và phê Thu*c, ông Nguyễn Đắc Lộc khẳng định đây là nội dung không phù hợp với trẻ em. Bất kỳ một sản phẩm nào khi đưa vào lưu thông trên thị trường đều chịu sự quản lý, giám sát, sản phẩm phải được dán tem hợp quy cùng với chứng từ nhập khẩu mới là hợp pháp. Chúng tôi đặc biệt quan tâm với những loại đồ chơi này, đồng thời sẽ tăng cường chỉ đạo các đội quản lý địa bàn, nhất là ở quận Hoàn Kiếm và các chợ phải kiểm tra làm rõ chứng từ, xuất xứ, hàng hóa phải được công bố hợp quy và dán tem hợp quy, nếu không có đều phải kiên quyết xử lý.

Dịp Trung thu đang cận kề, mặt hàng đồ chơi đang được tiêu thụ mạnh. Lực lượng QLTT Hà Nội sẽ ra quân kiểm tra đồng loạt các cửa hàng kinh doanh đồ chơi, các bậc cha mẹ khi lựa chọn đồ chơi cho con nên tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được công bố hợp quy, có tem hợp quy dán trên sản phẩm, tránh mua những sản phẩm không có sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng.

Bài, ảnh: Trần Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-truy-quet-do-choi-tre-em-nguy-hai-17389.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY