Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Truy tìm nam thanh niên chưa xét nghiệm Covid-19 trốn khỏi khu cách ly

27 ngày không ghi nhận ca mắc mới, Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch Covid-19?

Sáng 13/5, ông Lê Văn Phước, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, cho biết đã yêu cầu lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, tìm nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly.

Chiều 10/5, khu cách ly Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện An Phú, tiếp nhận Trần Văn Nam (28 tuổi, ngụ xã Kiến An, huyện Chợ Mới). Nam trở về từ Campuchia bằng xuồng gỗ, qua xã Khánh An nên Bộ đội Biên phòng giữ lại, sau đó bàn giao cho Trạm Y tế chuyển về khu cách ly Trường THPT Lương Thế Vinh.

Nam được bố trí cách ly tại phòng số 11. Rạng sáng 11/5, cơ quan chức năng huyện An Phú xác định, Nam đã trốn khỏi khu cách ly. Thanh niên này cũng chưa được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang yêu cầu công an, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát các khách sạn, nhà trọ, các nơi đăng ký tạm trú để tìm thông tin về nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly.

Sở Giao thông Vận tải thông báo đến các nhà xe, nếu phát hiện thông tin về Trần Văn Nam phải báo ngay cho UBND huyện An Phú để kịp thời phối hợp, xử lý.

"Khi nhận được thông tin về Trần Văn Nam, đề nghị các tổ chức, cá nhân thông báo ngay cho UBND huyện An Phú, liên hệ bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trưởng phòng Y tế, qua số điện thoại 0947755747 hoặc ông Đoàn Bình Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện An Phú, qua số điện thoại 0918930329 để phối hợp đưa vào khu cách ly tập trung", thông báo của UBND tỉnh An Giang nêu.

Hà Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/truy-tim-nam-thanh-nien-chua-xet-nghiem-covid-19-tron-khoi-khu-cach-ly-post79054.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY