Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Từ khu cách ly, điều trị Covid-19: Cảm ơn các bác sỹ, những người không thấy mặt nhưng yêu thương kết nối sẽ không thể quên

(Tổ Quốc) - Cảm ơn các bác, lòng em biết ơn sâu sắc vì sự hy sinh của các bác, một sự hy sinh thầm lặng trên một đấu trường thầm lặng mà các bác chứ không phải ai khác là những chiến binh…, từ khu cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, bệnh nhân 476 xúc động khi nói về các y bác sỹ.

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 hiện là nơi đang tiếp nhận, điều trị cho nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chuyển đến từ Đà Nẵng và Quảng Nam. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị này đang điều trị cho 11 bệnh nhân, trong đó có 5 bệnh nhân hiện đã âm tính nhiều lần với virus SARS-CoV-2.

Dự kiến trong chiều nay (19/8), sẽ có 4 bệnh nhân được xuất viện chuyển vào Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng để tiếp tục điều trị các bệnh lý nền, 1 bệnh nhân sẽ được xuất viện về cách ly tại nhà.

Trước thời điểm được xuất viện, nhiều bệnh nhân không khỏi xúc động sau thời gian dài được các y bác sỹ tại Bệnh viện Trung ương Huế tận tình chăm sóc, cứu chữa. Họ đã để lại những dòng lưu bút thay cho lời cảm ơn sâu sắc đến những người đang ngày đêm chiến đấu ở tuyến đầu chống dịch.

Bệnh nhân 476 (H.T.N.D. 27 tuổi) ngoài bị nhiễm Covid-19 còn bị suy thận mạn. Trong lưu bút của mình, chị cho biết có lẽ chị là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tại khu cách ly, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của bệnh viện. Ngày đầu nhận được thông báo chuyển ra điều trị tại đây, chị không khỏi hồi hộp, hoang mang lo lắng kèm theo nỗi sợ dày vò. Cả gia đình chị cũng đau lòng vì nghĩ rằng chị sắp được ghép thận và sẽ khỏe mạnh.

"Rời xa gia đình mấy trăm dặm, lòng đắn đo không biết ra đây không người thân bên cạnh em sẽ ra sao khi không có ai đồng hành. Xe lăn bánh sau 3 giờ thì cũng đến nơi. Mỗi bệnh nhân một bộ đồ bảo hộ, ai ai ở đây cũng vậy, chỉ biết phân biệt các bác qua những dòng chữ ghi trên mặt áo. Những chiếc áo lấm lem mồ hôi của sự vất vả và hy sinh.

Từ đâu đó, chắc có lẽ là bằng tấm lòng yêu thương đồng bào và lương tâm người làm nghề y, sự ân cần của các bác sỹ đã phần nào làm em bớt đi căng thẳng và lo sợ. Càng quý hơn khi biết rằng họ sẽ là người thân đồng hành cùng em qua những thời khắc sinh tử này", bệnh nhân 476 viết trong lưu bút.

Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, bệnh nhân 476 cho hay, sự hy sinh của các bác sỹ là sự hy sinh thầm lặng trên một đấu trường thầm lặng, mà các bác sỹ chứ không ai khác chính là những chiến binh đồng hành từng giây, từng phút để bảo vệ, chăm sóc, giành giật lại sự sống không chỉ riêng mình mà cho nhiều bệnh nhân khác.

"Em nhớ rất rõ từng đêm các bác thức để kiểm tra từng bệnh nhân, từng xuất cơm đầy dinh dưỡng và lời động viên quan tâm tích cực của các bác đã vực em đứng lên và và tự chiến đấu cho sự khỏe mạnh của mình. Các bác là gia đình, là người thân của em.

Tuy không thể nhìn thấy được khuôn mặt của các bác, nhưng tình yêu thương kết nối sẽ không thể quên. Càng không thể quên các bác đã thao thức điều trị tích cực, liên tục cho em để em có thể chiến thắng được đến đích cuối cùng.

Lòng em không có gì hơn ngoài sự biết ơn, cảm kích sâu sắc đến Nhà nước Việt Nam, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế và đội ngũ y bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực khu cách ly đã đồng hành và điều trị, mang lại sự khỏe mạnh cho em", Bệnh nhân 476 xúc động gửi lời cảm ơn.

Được biết, nếu như các bệnh nhân trước đây điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế là các bệnh nhân khỏe mạnh không có các bệnh lý nền, chỉ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng thì các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh và xuất viện lần này khi nhập viện với các bệnh lý nền rất nặng. Do đó việc điều trị cho bệnh nhân lần này cũng khó khăn hơn các bệnh nhân trước đó rất nhiều.

Sau thời gian dài được điều trị, ngoài bệnh nhân 476, nhiều bệnh nhân khác cũng đã viết thư, lưu bút như thay lời muốn nói gửi đến các y, bác sỹ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Những dòng lưu bút chất chứa đầu tình cảm như tiếp thêm động lực cho các y bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 vững tin, tiếp tục chiến đấu vì sức khỏe của người dân./.

Lê Chung

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/tu-khu-cach-ly-dieu-tri-covid-19-cam-on-cac-bac-sy-nhung-nguoi-khong-thay-mat-nhung-yeu-thuong-ket-noi-se-khong-the-quen-20200819123635997.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi dùng Thu*c điều trị để xử trí một số trường hợp mắc bệnh, phần lớn Thu*c đều được thải qua thận, kể cả các loại Thu*c không độc hại đối với ống thận. Vì vậy, Thu*c sử dụng có thể gây nên bệnh thận với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó suy thận cấp thường hay gặp và khá nguy hiểm.
  • Thuốc gây độc cho thận bao gồm những Thuốc trực tiếp gây nhiễm độc thận, không tính đến các Thuốc gây độc khác do sự thải trừ kém của thận gây ra.
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu như suy dinh dưỡng, hồng cầu bị phá huỷ quá nhiều, chức năng tạo máu của tuỷ gặp trở ngại, mất máu.
  • Anh em cùng đơn vị vui mến gọi anh là “Thầy Thu*c nhân dân Ia O”. Với đồng bào Jrai trên địa bàn, họ quen gọi anh bằng những cái tên như: Siu Linh, Rơ Mah Linh, Ksor Linh, Puih Linh, Kpui Linh như người nhà. Anh là Thiếu úy chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Linh - y sĩ Ðồn Biên phòng 717 - Bộ Chỉ huy
  • Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.
  • Đến nay, tôi vẫn còn nhớ như in trong bài mở đầu cho bài giảng về kinh dịch, thầy có nói: “Bất học dịch, bất khả tri y lý” (không học dịch thì không thể hiểu được y lý) và thầy còn nhấn mạnh: Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ thứ 18 đã từng căn dặn “Hãy đọc kinh dịch, rồi mới nói đến chuyện làm Thu*c”.
  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Ở người cao tuổi có sự khác nhau về thay đổi hình thái, kích thước thận giữa các cá thể như kích thước thận giảm 0,5cm trong mỗi 10 năm sau tuổi 40. Giảm số lượng cầu thận, chức năng giảm 10% sau 70 tuổi và giảm 30% sau 80 tuổi, dày màng đáy cầu thận và màng đáy ống thận
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY