Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Từ vụ 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV: Phải làm gì sau phơi nhiễm HIV?

BS Mai Xuân Phương, Bộ Y tế tư vấn: Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2 - 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

Liên quan đến sựviệc 18 nhân viên y tế tại BV Phụ sản Hà Nội có nguy cơ bị phơi nhiểm HIV, sau khi cấp cứumột ca bệnh đặc biệt, chiều nay (9/7), ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDSHà Nội cho biết, hiện đã có kết quả xét nghiệm đối với các nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễmHIV.

18 nhân viên y tế tại BV Phụ sản Hà Nội âm tính với HIV

Theo đó, các kết quả xét nghiệm đều âm tính với HIV. Tuy đã có kếtquả xét nghiệm bước đầu, nhưng theo ông Tuấn, sau khoảng 20 ngày nữa, Bệnh viện và Trung tâm sẽtiến hành xét nghiệm lại để khẳng định chính xác những nhân viên này có nhiễm HIV không.

Về cá nhân, ông Tuấn cho biết, nguy cơ nhiễm là rất thấp. Bản thânbác sĩ phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân đều thực hiện đúng các quy định về khi tiếp xúc và phẫuthuật cho bệnh nhân. "Hiện tại, tuy đã có kết quả xét nghiệm bước đầu là âm tính với HIV, nhưng cácy bác sĩ vẫn tiếp tục được chỉ định uống Thu*c dự phòng phơi nhiễm HIV", ông Tuấn nói.

Cùng ngày, TS Hoàng Đình Cảnh, Cục Phó Cục phòng chống HIV/AIDS chobiết, nguy cơ lây nhiễm HIV đối với các y, bác sĩ trong ca cấp cứu đặc biệt tại BV Phụ sản Hà Nộilà rất thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho toàn bộ nhân viên y tế, Trung tâm phòng chống HIV HàNội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã làm thủ tục cho các y bác sĩ uống Thu*c kháng virus HIV.

Chiều 9/7 Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiếnhành biểu dương toàn bộ kíp cấp cứu cho bệnh nhân H. ngày 4/7.

Trước đó,ngày 4/7, BV Phụ sản Hà Nội tiếp nhận bệnhnhân Nguyễn Thị Thu Hằng, sinh năm 1979, ở Quảng Yên, Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng nguykịch do bị băng huyết, mất nhiều máu. Lập tức bệnh nhân được ép tim, hồi sức, xét nghiệm và tiếnhành mổ cấp cứu để cắt hoàn toàn tử cung ngay tại khoa cấp cứu.

Cách xử trí sau phơi nhiễm HIV

Bước 1: Xử lývết thương tại chỗ

- Xối ngay vết thương dưới vòi nước.

- Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn.

- Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dungdịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút.

- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nướcmuối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

- Phơi nhiễm qua miệng, mũi:

- Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%.

- Súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

Bước 2:

- Báo cáo người phụ trách và làm biên bản.

- Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độnguy cơ của phơi nhiễm.

Bước 3:

Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

Bước 4 : Xác định tình trạng HIV của ngườibị phơi nhiễm

- Thông báo cho bệnh nhân về sự việc, tư vấn và xét nghiệm HIV, VGB,VGC (có sự chấp thuận của bệnh nhân).

- Thu thập thông tin về nguy cơ nhễm bệnh gần đây (giai đoạn cửasổ).

- Cân nhắc sử dụng test nhanh HIV - giảm sử dụng dự phòng nếu bệnhnhân nguồn có HIV (-).

- Nếu bệnh nhân nguồn nhiễm HIV, xác định giai đoạn nhiễm HIV, liệupháp ARV đã và đang được dùng (khả năng kháng Thu*c).

Bước 5: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

* Nguy cơ cao:

- Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu do kim nòng rỗng cỡto.

- Tổn thương qua da sâu, rộng chảy máu nhiều do dao mổ hoặc các ốngnghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêmmạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

* Nguy cơ thấp:

- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.

- Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bịtổn thương viêm loét.

- Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thểcủa người bệnh bắn vào vùng da lành.

Tư vấn cho người bị

- Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C.

- Các triệu chứng gợi ý bị tác dụng phụ của Thu*c và nhiễm trùngtiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch...

- Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lâytruyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện cácbiện pháp dự phòng lây nhiễm.

Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị.

* Chỉ định:

- Phơi nhiễm không có nguy cơ: Không cần điều trị.

- Phơi nhiễm nguy cơ thấp: chỉ tiến hành điều trị khi nguồn gây phơinhiễm có HIV ( ) và người bị phơi nhiễm có HIV(-).

- Phơi nhiễm có nguy cơ cao:

- Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xétnghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Ngừng điều trị nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV âmtính.

- Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2 - 6 giờ sau khi bịphơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

Phác đồ điều trị ARV sau phơi nhiễm nghềnghiệp:


Theo Thu Thủy - VOV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tu-vu-18-y-bac-si-phoi-nhiem-hiv-phai-lam-gi-sau-phoi-nhiem-hiv-n207093.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY