Sức khỏe hôm nay

Ứ dịch lòng tử cung sau sinh

Sự ứ dịch lòng tử cung (UDLTC) là tình trạng trắc trở ở giai đoạn hậu sản, mặc dù không nghiêm trọng đến tính mạng như bệnh lý UDLTC làm người mẹ khó chịu cần giải quyết dứt điểm bằng hút thoát dịch lòng tử cung.
Sự ứ dịch lòng tử cung (UDLTC) là tình trạng trắc trở ở giai đoạn hậu sản, mặc dù không nghiêm trọng đến tính mạng như bệnh lý UDLTC làm người mẹ khó chịu cần giải quyết dứt điểm bằng hút thoát dịch lòng tử cung.

Một lý do nào đó, sự thoát sản dịch không xảy ra hay sự thoát không hoàn toàn gây nên tình trạng UDLTC.

Dịch lòng tử cung sau sinh được hình thành như thế nào?

Sau khi bé sinh ra và nhau được thoát ra ngoài, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt giúp khả năng cầm máu S*nh l*, hạn chế được sự mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo khả năng co hồi tử cung giảm đi. Tử cung ban đầu ta có thể sờ thấy ngay dưới rốn, mỗi ngày sự co hồi nhỏ dần khoảng 1 - 1,5cm, đến ngày thứ 13 tử cung co hồi nằm trong tiểu khung của người mẹ ta sẽ không còn sờ thấy nữa. Sau mỗi ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường *m đ*o. Chất dịch từ lòng tử cung sau sinh ta gọi là sản dịch. Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung (màng rụng), những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, *m đ*o do sự sinh đẻ gây ra.

Tại sao có ứ dịch lòng tử cung?

Các nguyên nhân gây ra UDLTC sau sinh: tử cung co hồi chậm do mẹ mất máu nhiều, mẹ suy kiệt, có sót nhau, trương lực cơ tử cung của người mẹ kém do tử cung bị căng giãn quá mức, gặp trong các trường hợp thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài, do mẹ vận động kém sau sinh. Nguyên nhân thứ hai, trên thực tế hay gặp là do cổ tử cung đóng kín làm sản dịch không thoát ra ngoài được, nguyên nhân này thường gặp trong những trường hợp sinh mổ mà chưa vào giai đoạn chuyển dạ, nên cổ tử cung không có hiện tượng xóa mở. Trong lúc mổ sinh, bác sĩ phải nong cổ tử cung để cho cổ tử cung mở ra, giúp cho sản dịch thoát ra ngoài.

Nhận biết như thế nào?

Quá trình thoát dịch sau sinh, diễn tiến đến ngày thứ 12 - 13 trở đi là sản dịch nhợt dần và đáy tử cung ta không sờ thấy được nữa. Nhưng trong một số trường hợp UDLTC có kèm theo nhiễm trùng thì có thể phát hiện được ngay sau 3 - 4 ngày sau sinh, biểu hiện tử cung co hồi chậm, tử cung còn to khi sờ thấy rõ trên thành bụng, ấn vào cảm giác đau, sản dịch ra có mùi hôi và người mẹ có sốt cao, lạnh run. Lúc đó phải nhập viện ngay. Còn lại đa số UDLTC không có nhiễm trùng đi kèm thì thường kéo dài trên 3 tuần, với các dấu hiện, ra huyết *m đ*o có màu sậm loãng, có lúc nhiều lúc ít. Nếu vệ sinh kém có thể có mùi hôi. Ban đầu có thể toàn thân không sốt, nhưng về sau có thể sốt nhẹ rồi chuyển sang sốt cao. Thời điểm người mẹ có sốt cũng có thể trùng lắp với sốt kèm hiện tượng cương sữa, trong trường hợp này khi ta nặn hết sữa ra, hai vú không căng, nếu có sốt xảy ra thì đó là nguyên nhân của UDLTC, khi dùng Thu*c hạ sốt có thể giảm sốt, nhưng khi hết Thu*c lại xuất hiện sốt trở lại.

Cách điều trị

Khâu chăm sóc: mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Mẹ vận động sớm, sang ngày thứ 2 trở đi, có thể đi lại trong nhà, tránh nằm lâu. Cho bé bú mẹ sớm.

Có thể dùng Thu*c hạ sốt, khi đo nhiệt độ 38,50C trở đi, lau mát và uống nhiều nước.

Kết hợp mát-xa bụng giúp cho tử cung co bóp để tống sản dịch ra.

Đi khám bệnh ngay, trường hợp ứ dịch nhiều, bác sĩ sẽ nong cổ tử cung bằng tay hay bằng dụng cụ và có thể dùng ống hút Karman để hút chất dịch ra. Dùng Thu*c co hồi tử cung như Oxytocin tiêm bắp hay pha loãng với dung dịch Natrichlorua 0,9% truyền tĩnh mạch. Kết hợp uống hay ngậm Misoprostol, giúp tử cung co hồi được tốt hơn. Dùng Thu*c kháng sinh toàn thân, ngừa nhiễm trùng. Thu*c kháng sinh: Augmentin, Cifixim, Zinnat.

Kết hợp dùng Thu*c trợ sức, nâng sức đề kháng như vitamin C, Enervon.

Làm sao để phòng ngừa?

Cần loại trừ các nguyên nhân gây ra UDLTC.

sau sinh người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, tăng lượng đạm và canxi trong bữa ăn hàng ngày. Vận động sớm, tránh nằm lâu một tư thế nằm ngửa trên giường, có thể nằm sấp khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày giúp cho sản dịch được thoát ra ngoài. sau sinh không nên nằm ngửa chéo chân lâu, vì sản dịch khó thoát ra ngoài.

Cho con bú mẹ sớm là một cách giúp cho tử cung co hồi được tốt nhất, vì khi người mẹ cho bé bú, cơ thể mẹ tiết ra chất Oxytocin, đây là chất nội tiết giúp cho khả năng co hồi tử cung được tốt, để tống sản dịch ra ngoài.

Ứ dịch lòng tử cung không được xử lý bằng cách giúp cho thoát dịch ra ngoài có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu sản, nếu đi kèm vệ sinh kém. Do dịch ứ đọng, vi trùng xâm nhập qua cổ tử cung vào lòng tử cung gây nhiễm trùng hậu sản. Khi ứ đọng dịch trong lòng tử cung mức độ nhiều có thể là rối loạn chức năng đông máu ở người mẹ, điều này cũng rất nguy hiểm.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-u-dich-long-tu-cung-sau-sinh-6900.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY