Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Uống tinh dầu đuổi muỗi, bé trai 18 tháng Tu vong thương tâm

(MangYTe) - Phát hiện bé trai 18 tuổi có dấu hiệu sặc, co giật nghi uống phải tinh dầu đuổi muỗi, người thân đưa đi cấp cứu nhưng không may, nạn nhân đã Tu vong sau đó.

Theo thông tin đăng tải trên báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 19/5, công an và UBND xã Đà Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) đã xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc đau lòng, bé 18 tháng tuổi Tu vong do uống phải dung dịch ở đèn diệt muỗi.

Bé bị Tu vong là Nguyễn Bảo Minh K. (con của vợ chồng anh Nguyễn Đẩu P.).

Như Dân Trí đã đưa tin, trước đó, vào 17/5, khi bé Nguyễn Bảo M.K. (18 tháng tuổi, trú tại xã Đà Sơn) đang chơi cùng bà thì lấy lọ tinh dầu đèn đuổi muỗi uống. Do không chú ý nên không ai phát hiện ra cháu K. uống tinh dầu này.

Đến khi bé K. uống và có dấu hiệu sặc thì người thân phát hiện và lập tức đưa đi bệnh viện huyện Đô Lương để cấp cứu. Khi đến viện, các bác sĩ xác định cháu bé bị nặng nên cho chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trên đường đi cháu bé Tu vong.

Được biết, lọ dầu đuổi muỗi này được bố mẹ bé K. mua về dùng trước đó. Do bất cẩn để trên đầu giường và bé Kh. đã vô tình lấy chơi và uống phải.

Hiện chưa rõ chủng loại và tên của tinh dầu đèn đuổi muỗi mà bé K. uống phải là loại gì.

Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình.

Trước đó, có không ít trường hợp trẻ nhỏ uống nhầm tinh dầu, Thu*c trừ sâu, hóa chất... dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Chuyên gia lưu ý phụ huynh cần thực hiện tốt một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ như: Để Thu*c và hoá chất ngoài tầm với của trẻ; đóng chặt nắp chai, hộp để trẻ không dễ dàng mở được; không để hoá chất, nước uống trong vỏ chai các loại nước uống; luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, không nên để Thu*c, hoá chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nói dối với trẻ Thu*c là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại Thu*c là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/uong-tinh-dau-duoi-muoi-be-trai-18-thang-tu-vong-thuong-tam-172437.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY