Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet ngày 24/6, ước tính vaccine ngăn ngừa 19,8 triệu người chết. Trong thực tế, kể từ khi các nước lần lượt triển khai tiêm chủng, toàn thế giới ghi nhận hơn 3,5 triệu ca T* vong.
"Chúng tôi dự liệu được đây sẽ là con số lớn, nhưng không nghĩ nó lên tới 20 triệu người chỉ trong năm đầu tiên", Oliver Watson, chuyên gia tại Đại học Hoàng gia London, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Tiềm năng của vaccine thậm chí lớn hơn, có thể ngăn chặn thêm hàng triệu ca T* vong khác. Watson và các đồng nghiệp phát hiện nếu hoàn thành mục tiêu tiêm chủng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra, các nước thu nhập thấp có thể cứu sống 20% số người đã T* vong vì Covid-19.
Để thực hiện hiện nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã áp dụng mô hình lây truyền Covid-19, kết hợp kiến thức đã biết về vaccine và phân tích ba tình huống: thế giới không có vaccine; có vaccine nhưng không giảm lây nhiễm và các loại vaccine hiệu quả được triển khai trong thời gian kỷ lục (điều đã diễn ra trong thực tế).
Sau đó, họ lấy số ca T* vong do Covid-19 ước tính từ tình huống đầu tiên trừ đi số ca T* vong ghi nhận trong tình huống thứ ba để xác định vaccine đã cứu sống bao nhiêu người.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập trong thời gian từ ngày 8/12/2020-8/12/2021 tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một bé trai 5 tuổi được tiêm vaccine Pfizer tại Pennsylvania, Mỹ, tháng 12/2021. Ảnh: Reuters
Do nhiều nước chưa báo cáo đúng số ca T* vong vì Covid-19, các tác giả đánh giá trên thước đo gọi là "T* vong vượt mức", tính toán sự khác biệt giữa số người chết thực tế và dự kiến ở một số quốc gia.
"Việc ước tính tỷ lệ T* vong vượt mức ở mỗi quốc gia là điều tối quan trọng trong nghiên cứu. Nó cho phép chúng tôi nắm bắt quy mô thực sự của đại dịch ở các nước thu nhập thấp", tiến sĩ Watson cho biết.
Các chuyên gia cũng đánh giá thêm những kịch bản bổ sung. Đầu tiên là "điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ 92 quốc gia nằm trong Covax có thể tiêm chủng ít nhất 20% dân số". Kịch bản thứ hai là tất cả các nước trên thế giới tiêm chủng đủ cho 40% dân số như mục tiêu WHO đã đề ra.
Họ phát hiện 41 quốc gia không đạt được mục tiêu Covax và 96 nước không đạt ngưỡng của WHO. Theo Émilie Koum Besson, chuyên gia tại Viện London, điều này cho thấy các thiếu sót trong việc phân phối vaccine toàn cầu.
Watson nhận định để nâng cao tác động của vaccine covid-19, các nước cần mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng phân phối, củng cố niềm tin của người dân và thúc đẩy các nhà lãnh đạo chính trị chia sẻ vaccine.