Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Vải thiều phòng tránh ung thư, đột quỵ Y học cổ truyền

Vải thiều có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyệt vời và được nhiều chuyên gia công nhận.
vải thiều">vải thiều giúp tăng cường hệ miễn dịch: Dưỡng chất quan trọng nhất trong quả vảivitamin C với 71,5 mg trong 100 g. Đây là hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải, giúp phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C. vải thiều">vải thiều chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.

Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể.

Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư.

Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là Thu*c bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.

Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.

Với hàm lượng chất xơ và vitamin B cao, quả vải có khả năng tăng cường sự trao đổi chất giúp cơ thể làm sạch hệ thống các cơ quan, tế bào bằng cách loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa như đường, chất béo và protein.

Kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Đây cũng là dưỡng chất hỗ trợ làm giảm co thắt mạch máu và động mạch, điều tiết các chức năng của cơ bắp. Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh quả vải có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu.

Sự kết hợp của pectin, chất xơ và nước trong vải rất có lợi cho nhu động ruột, duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Vải rất giàu phốt pho, magiê và các chất khoáng như đồng, mangan, do đó hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng giòn, dễ gãy. Kẽm, đồng trong vải làm tăng hiệu quả của vitamin D, đồng hóa canxi hiệu quả, duy trì sức khỏe của xương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vai-thieu-phong-tranh-ung-thu-dot-quy-y-hoc-co-truyen-15251.html)

Tin cùng nội dung