Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Vào bếp ngày Tết hãy trang bị kỹ năng sơ cứu đúng nếu chẳng may bị bỏng

Trong quá trình nấu nướng cho cả gia đình, các thành viên có thể bị bỏng do dầu mỡ bắn vào, bỏng do hóa chất... hãy trang bị ngay cách sơ cứu siêu dễ sau!

T*i n*n nhỏ nhưng phiền phức to nếu chẳng may vào bếp bị bỏng đúng những ngày Tết

Nấu nướng để có một mâm cỗ tết cổ truyền ấm áp, ngon lành là khâu không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp năm mới. trong quá trình nấu nướng, chị em phải tay dao thay thớt, sử dụng dầu mỡ để chiên rán, xào nấu. và sau đó, cũng vẫn trong căn bếp này, chúng ta lại phải xăm xắn rửa bát rửa đũa. nguy cơ bị bỏng là điều không thể tránh, nhất là khi chị em quá đỗi bận rộn với bếp núc, làm sao nhanh nhanh có mâm cơm cúng ngon lại kịp giờ đoàn tụ với cả gia đình.

Dù là bỏng do dầu mỡ bắn vào, bỏng nước sôi hay bỏng hóa chất từ những loại nước rửa, chất tẩy rửa trong nhà bếp vô tình vương phải bàn tay, bắn lên mặt đi chăng nữa, việc sơ cứu khi bị bỏng đóng vai trò vô cùng quan trọng. khi sơ cứu đúng, bạn sẽ giảm ngay cảm giác bỏng rát, sẵn sàng tự tin đi chúc tết ngay trong ngày đầu tiên của năm mới.

Sơ cứu bỏng đúng cách - Ngâm nước tối thiểu 15 phút

Pgs.ts nguyễn tiến dũng (nguyên trưởng khoa nhi, bệnh viện bạch mai) chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút. chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

Thậm chí, nhiều người còn có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương. tuy nhiên, thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề. vậy, làm thế nào để sơ cứu bỏng đúng cách? bạn cần nắm rõ những bước sau theo gợi ý của chuyên gia:

Xem thêm các bài về Tết Nguyên Đán tại đây!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/vao-bep-ngay-tet-hay-trang-bi-ky-nang-so-cuu-dung-neu-chang-may-bi-bong-20200115194406196.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tình trạng táo bón trong những ngày nghỉ lễ không những làm cho bạn cảm thấy mất tự nhiên mà còn khiến bạn lo lắng về các nguy cơ sức khỏe.
  • Để tránh tình trạng bệnh nặng thêm, người bệnh dạ dày nên kiêng một số thực phẩm trong những ngày Tết.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY