Dáng đẹp hôm nay

Vào viện bế cháu mới sinh, Ngọc Trinh bị soi mắc lỗi sai trầm trọng

Khoảnh khắc bế cháu sai cách chỉ vài giây của Ngọc Trinh có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Thông tin mới đây chị gái

Ngọc Trinh rất thích thú khi được bế cháu.

Cô cũng vui vẻ khoe hình ảnh bé cưng đáng yêu Tiêu Phối Quân trên trang cá nhân. Ai ai cũng khen em bé dễ thương và người dì nhẹ nhàng, khéo léo.

Tuy nhiên, cũng tại đoạn video cô nàng vòng eo 56 bế cháu ruột của mình đã lập tức nhận được phản ứng phản ứng trái chiều từ phía cộng đồng mạng. họ cho rằng cách bế mới chào đời của ngọc trinh là sai cách.

Nhận xét của cư dân mạng về cách bế bé sơ sinh của Ngọc Trinh.

Theo đó, xuất hiện chỉ vài giây khoảnh khắc dựa vào ngực mình, cô đã để phần cổ, đầu và nửa thân trên của bé tự do mà không hề có tay đỡ. khoảnh khắc đó khiến nhiều người xem thót tim.

Ban đầu Ngọc Trinh dùng tay đỡ phần cổ và đầu của bé.

Nhưng sau đó đã buông ra.

Bế trẻ mới sinh như thế nào mới đúng?

Theo Laura Jana, bác sĩ nhi khoa của Omaha, tác giả cuốn Heading Home with Your Newborn (Mỹ), cho biết: "Trẻ sơ sinh nặng đầu và không có sức căng cổ, nên hãy sử dụng khuỷu tay của mẹ để hỗ trợ đầu của con.

Với cánh tay đó, sử dụng cẳng tay và tay để giữ lưng, mông và chân. Sau đó, kéo bé lại gần ngực bạn bằng cánh tay kia. Trẻ thích cảm giác được như thế”.

Như vậy, việc giữ phần cổ mọi lúc mọi nơi là điều hết sức quan trọng. mẹ hãy lưu ý cách bế đúng với như sau:

- cách bế từ nôi: chú ý đến các phần mềm trên đầu trẻ (2 phần đánh dấu đỏ), hỗ trợ đầu và cổ, mẹ nên cúi thấp người, đầu và dùng 2 tay để bế.

Luồn một cánh tay dưới đầu, cánh tay còn lại luồn xuống phần mông của bé, bấm nhẹ ngón tay vào người bé để giữ vững khi đưa lên cao. Sau đó từ từ bế bé lên, người mẹ cũng từ đó đứng thẳng dần.

- Cách bế trên tay: Khi mẹ đã đỡ được người bé từ dưới nôi lên (theo cách trên), tiếp tục luồn tay trái dưới, bàn tay đỡ cổ, nhẹ nhàng di chuyển đầu của bé đến chỗ vòm tay, vẫn giữ cổ.

Đặt tay phải bên dưới tay trái và đung đưa để ru ngủ. (Tuyệt đối không được để phần đầu và cổ bé không được đỡ như trường hợp nói trên).

Tuy nhiên, nếu con thức cũng có thể dùng cách ngày để bế và trò chuyện với con.

Quy tắc an toàn khi bế trẻ sơ sinh

- Đặt bé nằm trên ngực và vai mẹ, giữ đầu và cổ bé bằng tay mẹ. Tay phải đỡ phần mông, tay trái đỡ phần cổ và cho bé úp mặt vào ngực mẹ.

Bằng cách này bé có thể nghe thấy nhịp tim của mẹ và nhìn mọi thứ xuyên qua vai.

- Khi đang nấu ăn hoặc cầm cốc nước nóng, tuyệt đối không được bế bé. Khi bế nên bế bằng cả hai tay, không làm đồng thời với việc khác.

Lên xuống bậc cầu thang phải bế con bằng hai tay và tì sát vào người mẹ.

- Nếu là người lớn tuổi, nên ngồi tại một vị trí vững vàng rồi mới bế trẻ sơ sinh.

Theo eva.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/vao-vien-be-chau-moi-sinh-ngoc-trinh-bi-soi-mac-loi-sai-tram-trong-4053422-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Em năm nay 22 tuổi, mỗi khi suy nghĩ vấn đề gì thì tim đập rất mạnh, đầu rất đau, khiến em không thể suy nghĩ được...
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Mấy hôm nay em thấy trong bụng mình có nhịp tim đập, đấy có phải biểu hiện của có thai?
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY