Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Về dịch hạch tàn phá châu Âu thời Trung cổ: Giải mã thành công bộ gene vi khuẩn gây bệnh

Bệnh dịch hạch Justinian bắt đầu bùng phát từ năm 541 đến năm 750 CE.

Căn bệnh gieo rắc nỗi kinh hoàng và tang thương cho dân chúng suốt nhiều thế kỷ. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn Yersinia pestis hình que, thuộc họ Enterobacteriaceae là vi khuẩn chịu trách nhiệm cho trận đại đầu tiên và tất cả các đại kể từ đó.

Bệnh Justinian được mệnh danh là Cái ch*t đen - được đặt theo tên của Justinian I, người trị vì Đế chế Đông La Mã - bắt đầu xảy ra vào năm 541 sau Công Nguyên. Sau khi bùng phát ở Trung Á. Căn bệnh này đã lan sang Ai Cập trước khi đến Istanbul (lúc đó là Constantinople) rồi lan đến phần còn lại của lục địa châu Âu. Sau đó một loạt các đợt dịch tiếp tục bùng phát lại nhiều lần trong vòng hơn 200 năm dẫn đến việc xóa sổ 20% dân số và góp phần phá vỡ Đế chế Đông La Mã.

Đại dịch hạch bùng nổ ở châu Âu.

Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestris gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm chủ yếu là chuột và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Người mắc bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử (các mô trong cơ thể bị ch*t), sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và ở háng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ Tu vong cao.

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tại Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia và Viện Khoa học lịch sử Max Planck đã tiến hành phân tích 21 bộ hài cốt chôn cất trên khắp các nước Áo, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Các nhà khoa học đã so sánh cấu trúc của chúng với các chủng vi khuẩn cổ đại và hiện đại được công bố trước đây. Kết quả cho thấy có nhiều chủng Y.pestis trong bệnh Justinian hơn so với những công bố trước, nhiều trong số chúng đan xen chặt chẽ về mặt di truyền và một số trong đó có thể cùng tồn tại ở cùng một thời điểm.

Nhóm nghiên cứu cũng báo cáo rằng họ đã tìm thấy sự hiện diện của bệnh ở Anglo-Saxon Anh với bằng chứng di truyền đầu tiên. Ít nhất 4 trong 149 bộ hài cốt ở nghĩa trang Edix Hill gần Barrington, Ceshire trong thời gian từ 500-650 năm trước công nguyên đã cho kết quả dương tính với trực khuẩn Y.pestis và những bộ hài cốt này được xác định Tu vong vì bệnh dịch hạch. “Nghĩa trang Edix Hill phục vụ cho một cộng đồng nhỏ chỉ từ 50-65 người, do đó đây hẳn là một sự kiện đau thương lớn có thể so sánh với mức độ tàn phá của Cái ch*t đen sau này” - Craig Cessford thuộc Khoa Khảo cổ học tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cho biết. Các nhà khoa học cũng tìm thấy sự đa dạng trong các chủng vi khuẩn chưa từng thấy trước đây. Đồng thời các dấu vết của Y.pestis cũng được tìm thấy ở Đức, Anh, Tây Ban Nha và Pháp.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện các dấu hiệu tiến hóa hội tụ giữa các chủng khác nhau: “Y.pestis đã phát triển độc lập với các đặc điểm tương tự với Y.pestis trong các đại dịch sau này. Ngoài ra, chúng còn có một số điểm khác biệt là do sự thích nghi với các khu vực sinh thái ở từng khu vực. Hơn nữa, thực tế tất cả các bộ gene thuộc cùng một dòng là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của bệnh ở châu Âu và khu vực Địa Trung Hải là cùng một nguồn gốc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định được đâu là nơi bắt nguồn của đại dịch đầu tiên”. Các nhà khoa học cho rằng Y.pestis có nhiều khả năng ở Trung Á, rất lâu trước khi đại dịch đầu tiên bùng nổ.

Quốc Cường

(Theo Iflscience 2019)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ve-dich-hach-tan-pha-chau-au-thoi-trung-co-giai-ma-thanh-cong-bo-gene-vi-khuan-gay-benh-n161161.html)
Từ khóa: gene

Chủ đề liên quan:

bộ gene dịch hạch gene vi khuẩn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY