Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Vi khuẩn đường ruột và điều trị bệnh tim mạch

Thật kinh ngạc khi nhận ra tại thời điểm này, hàng nghìn tỷ vi khuẩn đang bơi lội trong đại tràng của bạn.

có thể giữ vai trò trong điều trị bệnh lý tim mạch.

Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở cả nam và nữ tại Mỹ, khoảng 610.000 người mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC). Còn ở nước ta, trung bình, cứ 4 người lớn có ít nhất từ 1 - 2 người mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của là xơ vữa động mạch, đó là khi các động mạch trở nên cứng lại do sự tích tụ mảng bám. Động mạch mang máu giàu oxy đến tất cả các cơ quan của chúng ta, bao gồm cả tim và não, và theo thời gian các mảng bám có thể từ từ gây hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu quan trọng này, sau đó có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol được xem như là một yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch, một chế độ ăn đặc biệt như chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediaterrannean diet) lại thực sự thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

Phong cách ăn uống Địa Trung Hải. Tập trung vào dầu oliu và rượu đỏ

Phong cách ăn uống này áp dụng từ văn hóa ẩm thực phổ biến của người gốc Địa Trung Hải. Tập trung vào dầu oliu và rượu đỏ, chế độ ăn Địa Trung Hải bỏ qua các hướng dẫn nghiêm ngặt về calori hay lượng chất béo nhập vào cơ thể mà thay vào đó khuyến khích chế độ ăn lành mạnh với trái cây, rau quả, các loại hạt và cá tươi cùng thảo mộc và gia vị. Gần đây, các bác sĩ đã xác định được các thành phần trong chế độ ăn uống không chỉ giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch mà còn có tiềm năng mở ra hướng điều trị bệnh lý tim mạch dựa vào các vi khuẩn đường ruột mà không cần dùng các loại Thu*c đặc hiệu tác động toàn cơ thể.

Vài năm trước, một nhóm nghiên cứu Cleveland Clinic (Mỹ) phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất béo động vật, bao gồm trứng, thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ kích hoạt quá trình trao đổi chất trong quá trình tiêu hóa góp phần vào sự phát triển của bệnh tim.

Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này sẽ sản sinh ra rất nhiều choline, lecithin và carnitine. Vi khuẩn trong ruột chuyển các chất này thành một chất được gọi là trimethylamine (hoặc TMA). Khi sự trao đổi chất tiếp diễn, TMA được chuyển đổi bởi các enzyme thành trimethylamine N-oxide, hoặc TMAO, một sản phẩm phụ không tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ TMAO trong máu tăng lên có liên quan đến tốc độ xơ vữa động mạch ở chuột và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người.

Nói một cách đơn giản, vi khuẩn đường ruột của chúng ta chuyển hóa thức ăn thành một chất và quá trình chuyển hóa chất này liên quan đến sự phát triển của bệnh lý tim mạch. Cho đến nay, người ta đã nghiên cứu các cách để ngăn chặn các enzyme chuyển đổi TMA thành TMAO, nhưng không thành công trong việc tìm ra một giải pháp mà không gây ra các tác dụng phụ khác.

Trong số báo tháng 12 năm 2015 của tạp chí Cell, một nhóm nghiên cứu Cleveland Clinic đã đăng một báo cáo hứa hẹn mối liên kết giữa chế độ ăn Địa Trung Hải trong việc ngăn con đường chuyển hóa thành TMAO.

Khám phá này có thể mang lại hy vọng trong việc ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị bệnh tim

Khám phá này có thể mang lại hy vọng trong việc ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị bệnh tim. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một hợp chất được gọi là DMB - hoặc 3, 3-dimethyl-1-butanol, xuất hiện tự nhiên trong dầu ô liu và rượu vang đỏ nguyên chất, là một chất ức chế hiệu quả sản xuất TMAO trong ruột. Trong nghiên cứu, họ đã điều trị những con chuột được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo động vật và dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch với hợp chất DMB và thấy rằng nó làm giảm đáng kể mức TMAO cũng như giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch, và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Phát hiện này có nghĩa là con đường trao đổi chất, được kích hoạt bởi vi khuẩn đường ruột, bây giờ có thể bị chặn bằng cách nhắm vào các vi khuẩn đường ruột với một hợp chất thường thấy trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Nếu những nghiên cứu này có thể được nhân rộng ở người, các lựa chọn điều trị mới nhắm vào vi khuẩn đường ruột của chúng ta để ngăn ngừa bệnh tim do chế độ ăn uống có thể sớm trở thành hiện thực.

Thú vị là cách điều trị này sẽ được thiết kế để nhắm vào các con đường phân tử do vi khuẩn đường ruột của chúng ta kích hoạt thay vì một loại Thu*c hoạt động bằng cách nhắm vào các tế bào con người.

Vi khuẩn đường ruột của chúng ta chuyển hóa thức ăn thành một chất có liên quan đến bệnh tim mạch

Trong lúc chúng ta đang chờ đợi khám phá mới đầy triển vọng này trở thành hiện thực, dưới đây là một số mẹo cho những ai muốn áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải ngay bây giờ.

- Thực đơn điển hình gồm nhiều loại trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn.

- Nguyên vật liệu bao gồm mì Ý nguyên cám, ngũ cốc, gạo và bánh mì.

- Thịt đỏ ăn giới hạn, không quá một vài lần mỗi tháng.

- Cá nước ngọt nướng ít nhất hai lần một tuần.

- Bơ được thay thế bằng dầu ôliu siêu nguyên chất hoặc nguyên chất.

- Các loại thảo mộc và gia vị được sử dụng kết hợp với dầu ô liu để thêm hương vị cho trái cây, rau và mì ống nguyên cám.

- Đồ ăn nhẹ bao gồm các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều.

- Lượng rượu vang vừa phải - giới hạn hàng ngày không quá 5oz. cho tất cả phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi và 10 oz. cho những người đàn ông trẻ hơn. (1oz = 29,57ml).

Vì vậy, lần tới khi bạn đi ăn với bạn bè, hãy nhìn vào thực đơn và nghĩ, “Vi khuẩn của tôi muốn ăn gì?”

BS. BÙI ANH TRIẾT

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/vi-khuan-duong-ruot-va-dieu-tri-benh-tim-mach-n151827.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Rau mồng tơi là món ăn không thể thiếu khi trong người nóng nực sinh ra táo bón. Bà con chỉ biết đến tác dụng nhuận trường của mồng tơi, nhưng mồng tơi còn nhiều tác dụng khác.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY